(HBĐT) - Ngày 29/5/2017, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về xây dựng, củng cố và phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) chuyển biến tích cực về chất và lượng, cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, tận dụng được tiềm năng phát triển, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của KTTT, HTX trong nền kinh tế của tỉnh.


Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Tuấn Chuyền, xã Phú Thành (Lạc Thủy) sản xuất theo chuỗi giá trị, qua đó khẳng định thương hiệu Gà Lạc Thủy trên thị trường. 

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh nhấn mạnh: Nghị quyết số 13-NQ/TU được cấp ủy, chính quyền các cấp triển khai nghiêm túc, từ quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Các sở, ngành, địa phương ban hành chương trình, kế hoạch phát triển KTTT giai đoạn và hàng năm. Từ đó, nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về KTTT, HTX, nhất là HTX kiểu mới được nâng lên. Hoàn thành việc chuyển đổi, tổ chức lại các HTX theo quy định của Luật HTX, trên địa bàn tỉnh xuất hiện thêm nhiều tổ chức KTTT hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho thành viên, xây dựng NTM, đảm bảo an sinh xã hội.

Giai đoạn 2017 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực KTTT đạt 7,7%/năm, vượt 10% chỉ tiêu nghị quyết. Đến năm 2020 tăng trưởng đạt 112 tỷ đồng, thành lập mới 66 HTX/năm, vượt 78% chỉ tiêu nghị quyết; xây dựng được 39 chuỗi giá trị liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp, gấp 13 lần chỉ tiêu nghị quyết; tỷ lệ HTX hoạt động khá trở lên đạt 65%, vượt 8% chỉ tiêu. Thu nhập bình quân người lao động trong HTX đạt 4 triệu đồng/tháng. Số lượng HTX tăng theo từng năm, chất lượng hoạt động được nâng lên. Nhiều sản phẩm của HTX trở thành sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh. 

Điểm nhấn trong thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU là doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, từng bước hình thành và phát triển các chuỗi giá trị nông sản chủ lực của tỉnh gắn với phát triển HTX kiểu mới. Cơ chế khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được các sở, ban, ngành, địa phương tích cực hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp liên kết với HTX, tổ hợp tác để phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng chuỗi nông sản. Giai đoạn 2017 - 2020, có 33 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc chương trình NTM được triển khai, hỗ trợ cho 42 HTX tham gia vào các khâu tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tổng kinh phí thực hiện 158,452 tỷ đồng. Các dự án tham gia chuỗi giá trị đã hình thành vùng sản xuất tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Cam Cao Phong, cam Mường Động cho doanh thu khoảng 350 - 400 triệu đồng/ha; cá sông Đà, gà Lạc Sơn, gà Lạc Thủy cho thu nhập từ 500 triệu - 1 tỷ đồng/năm.

Với phương châm "sát cánh cùng người sản xuất - đồng hành cùng người tiêu dùng”, HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động, xã Tú Sơn (Kim Bôi) tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm quả có múi an toàn với 100% sản phẩm đảm bảo chất lượng cao, được tiêu thụ qua hợp đồng và có thể truy xuất nguồn gốc. HTX tham gia vào hầu hết các công đoạn của chuỗi. Tổ chức thành 5 nhóm sản xuất, gồm các thành viên có diện tích sản xuất gần nhau để thuận lợi cho việc hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm; cử các thành viên nhiều kinh nghiệm hỗ trợ kỹ thuật cho các nhóm. Áp dụng quy trình sản xuất VietGAP và định hướng chuyển dần sang canh tác hữu cơ. Tổng diện tích sản xuất của HTX là 147 ha (86 ha được chứng nhận VietGAP, hữu cơ). Sản phẩm bưởi da xanh và cam Mường Động của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sản lượng HTX đưa ra thị trường mỗi năm khoảng 1,5 nghìn tấn, doanh thu đạt 30 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 300 lao động, thu nhập bình quân thành viên và người lao động đạt 4,5 triệu đồng/tháng. 

Cùng với những thành tựu đạt được trong thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, BCH Đảng bộ tỉnh thẳng thắn chỉ ra những hạn chế trong phát triển khu vực KTTT, HTX cần phải khắc phục như: Tốc độ tăng trưởng của khu vực KTTT còn thấp so với tiềm năng. Đa số tổ chức KTTT quy mô siêu nhỏ, phát triển không đồng đều. Người dân và doanh nghiệp còn tâm lý e dè, ngại tham gia HTX, tổ hợp tác. Tỷ lệ HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho thành viên qua hợp đồng chỉ chiếm 10%. Công tác quảng bá sản phẩm của HTX chưa được quan tâm đúng mức, nhiều HTX chưa năng động và phát huy nội lực thành viên, còn trông chờ hỗ trợ của Nhà nước…


Thu Thủy

Các tin khác


Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 3.540 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, đến hết tháng 8/2022, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước đạt 3.540 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 3.291 tỷ đồng, bằng 92% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 54% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh; thu xuất nhập khẩu ước đạt 248,7 tỷ đồng, bằng 79% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và so chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Bên cạnh đó, thu ngân sách địa phương ước thực hiện đạt 11.287,2 tỷ đồng, bằng 94% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và 78% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao.

Dấu ấn nguồn vốn chính sách ở vùng đất khó Đà Bắc

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao, điều kiện phát triển KT-XH còn nhiều khó khăn và hiện cũng là huyện nghèo duy nhất của tỉnh. Do vậy, trong nhiều năm qua, hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng nguồn vốn phát triển sản xuất - kinh doanh, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Nguồn vốn ưu đãi được xem là động lực, "người bạn đồng hành" với người dân trên vùng đất khó này.

“Cánh tay nối dài” của tín dụng chính sách

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh được triển khai đến đúng đối tượng thụ hưởng, giúp các hộ vươn lên phát triển kinh tế. Có được kết quả đó là đóng góp không nhỏ của đội ngũ tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Họ chính là "cánh tay nối dài” luôn sát cánh cùng hộ vay trong quá trình sử dụng vốn. Nhờ các tổ trưởng tổ TK&VV mà việc cho vay, thu nợ, giám sát sử dụng vốn được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng chương trình cho vay tín dụng chính sách.

Đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19

(HBĐT) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã chủ động triển khai một số giải pháp hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của đại dịch theo chỉ đạo từ Chính phủ, NHCSXH Việt Nam.

Tín dụng chính sách - “đòn bẩy” giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Tổ quốc, với dân số trên 85 vạn người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 74%. Trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đặc biệt là việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, Hòa Bình đã có những bước tiến mạnh mẽ, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng lên. 

Thông qua dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023

(HBĐT) - Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 175/NQ-HĐND, ngày 29/8/2022 về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2023 tỉnh Hoà Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục