(HBĐT) - Ngày 22/9, UBND huyện Lương Sơn tổ chức phiên họp thường kỳ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 9 tháng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2022.
Quang cảnh phiên họp
Trong 9 tháng, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp đảm bảo kế hoạch (KH) giao; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước đạt 1.584 tỷ đồng, đạt 78,2% KH, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021; tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 33.895,3 tấn, đạt 100,2% KH; trồng rừng mới 620 ha, đạt 95,4% KH. Thu ngân sách ước thực hiện 504,3 tỷ đồng, đạt 72,8% dự toán tỉnh giao, đạt 36,1% dự toán huyện giao, bằng 199,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ giải ngân vốn đến ngày 30/9 ước thực hiện 488,4 tỷ đồng, đạt 33,8% KH vốn giao, trong đó, vốn ngân sách T.Ư, ngân sách tỉnh đạt 72,1%. Huyện thu hút thêm 8 dự án đầu tư vào địa bàn, với tổng vốn đăng ký 1.913,8 tỷ đồng; thành lập mới 4 HTX, cấp giấy phép kinh doanh cho 395 hộ. Ngành CN - TTCN phát triển ổn định, giá trị 9 tháng ước đạt 16.287 tỷ đồng, đạt 72,75% KH, tăng 26% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thương mại đạt 5.028 tỷ đồng. Trong 9 tháng, toàn huyện đón 72.367 lượt khách du lịch đến địa bàn, doanh thu ước đạt trên 103 tỷ đồng.
Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch chung, lập quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, các quy hoạch phân khu, quy hoạch nông thôn mới...; thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đối với 45 dự án, tổng diện tích 580,4 ha, đến nay đã thực hiện chi trả xong 286,3 tỷ đồng của 13 dự án, tương đương diện tích 348,16 ha. Các hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục, công tác an sinh xã hội tiếp tục được triển khai thực hiện. Công tác QP-AN được đảm bảo, huyện đã chỉ đạo tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực phòng thủ, phòng chống khủng bố huyện năm 2022.
Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như: Một số công trình, dự án tiến độ triển khai còn chậm; đơn thư khiếu kiện, tố cáo, khiếu nại vẫn xảy ra nhiều; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng mặc dù đã được siết chặt, nhưng tình trạng san hạ, khai thác, vận chuyển trái phép đất, đá, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công còn xảy ra; nhiều nội dung công việc, nhiệm vụ được giao thực hiện chậm, hiệu quả chưa cao; công tác GPMB, đấu giá quyền sử dụng đất, tỷ lệ người dân tham gia BHYT chưa đạt mục tiêu đề ra...
3 tháng cuối năm, huyện tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã đề ra. Trong đó, tập trung chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng đã được chỉ ra tại các địa phương; có phương án xử lý sạt lở tại xóm Vé, xã Tân Vinh; khẩn trương hoàn thiện các thủ tục bồi thường GPMB để sớm triển khai xây dựng dự án kè chống sạt lở đồi Lủ Thao, xã Lâm Sơn. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản, đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn theo kế hoạch; các phòng, ban, ngành, địa phương chủ động phối hợp tháo gỡ khó khăn trong công tác GPMB các dự án, nhất là các dự án có thu tiền sử dụng đất để đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách đã đề ra trong năm 2022. Triển khai tiêm phòng dịch bệnh mùa đông cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy tại các chợ dân sinh, quán karaoke trên địa bàn…
Thanh Hoàn
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Lương Sơn)
(HBĐT) - Những năm gần đây, cây thanh long ruột đỏ phát triển mạnh trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Nhiều mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa. Để cây thanh long ruột đỏ khẳng định được giá trị, là cây kinh tế chủ lực, huyện Lạc Thủy xác định phải đưa cây thanh long ruột đỏ vươn tầm.
(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện lớn, diện tích khoảng 58.700,26 ha, gồm thị trấn huyện lỵ Vụ Bản và 23 xã. Huyện có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, suối khoáng nghỉ dưỡng, dịch vụ thương mại, công nghiệp... Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch nhằm định hướng không gian phát triển, huy động các nguồn lực đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế, thời gian qua, huyện Lạc Sơn đã phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch vùng và các quy hoạch phân khu đáp ứng yêu cầu.
Theo danh sách Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022 vừa được Brand Finance chính thức công bố vào ngày 21/9, giá trị thương hiệu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giữ vững vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.
(HBĐT) - Tổng diện tích đất các nông, lâm trường trên địa bàn huyện Lạc Thủy trước ngày 12/10/2015 là 5.188,24 ha, trong đó, Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng Long 1.275,48 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 635,96 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 3.276,8 ha. Diện tích được UBND tỉnh thu hồi giao cho UBND huyện quản lý, quy hoạch, sử dụng các mục đích 3.228,7 ha. Diện tích các công ty giữ lại để sản xuất: Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng Long 1.007,68 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 569,56 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 1.083,7 ha.
(HBĐT) - Để khắc phục phần kinh phí thiếu hụt cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông nội đồng vào khu sản xuất của xóm, Ban quản lý xóm Nghẹ, xã Vạn Mai (Mai Châu) đã huy động các hộ dân tham gia khai thác vật liệu, cát, sỏi sẵn có ở địa phương để làm nền đường. Đồng thời, mỗi hộ bố trí ít nhất 1 người để vận chuyển vật liệu san lấp mặt đường.
(HBĐT) - Trong 20 năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đồng hành cùng nông dân trên địa bàn tỉnh trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, trở thành động lực quan trọng để nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế.