(HBĐT) - Chiều 22/9, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ (BT, HT), tái định cư (TĐC) đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và khi Nhà nước thu hồi đất (THĐ) để thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn ngoài NSNN giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn TP Hòa Bình. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh, Hội Luật gia tỉnh.



Đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát.

Báo cáo tại hội nghị giám sát, đồng chí Chủ tịch UBND TP Hòa Bình cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2021, trên địa bàn thành phố thực hiện 175 dự án, tổng diện tích đất thu hồi hơn 869 ha. Trong đó, có 72 dự án đã hoàn thành, 91 dự án đang triển khai. UBND thành phố đã thực hiện BT, HT hơn 1.450 tỷ đồng cho các hộ dân bị THĐ thực hiện các dự án, hơn 17 tỷ đồng cho các hộ dân khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Đối với công tác TĐC, UBND thành phố đã xây dựng 20 khu TĐC. Hiện đã bố trí cho 365/1.708 hộ có nhu cầu TĐC.

Nhìn chung, công tác THĐ, giải phóng mặt bằng (GPMB), BT, HT, TĐC đã được thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Khi có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan chuyên môn tập trung đối thoại, xác minh và giải quyết chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo quyền lợi của người dân.

Tuy nhiên, theo đồng chí Chủ tịch UBND TP Hòa Bình, công tác THĐ, GPMB để thực hiện các dự án có THĐ còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân là công tác lưu trữ, cập nhật hồ sơ địa chính, nguồn gốc sử dụng đất đôi lúc chưa kịp thời, gây khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc đất, dẫn đến sai sót trong công tác lập phương án bồi thường. Nguồn vốn thực hiện chưa được bố trí kịp thời, công tác phối hợp giữa các sở, ngành đôi lúc chưa chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc giải quyết chuyển đổi nghề nghiệp, sinh kế cho người dân khu vực TĐC còn nhiều khó khăn. Quy định về BT, HT khi Nhà nước THĐ còn nhiều bất cập, chồng chéo chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời… 

Đồng chí Chủ tịch UBND thành phố kiến nghị: Chính phủ xem xét nghiên cứu sửa đổi quy định của pháp luật về BT, HT, TĐC khi Nhà nước THĐ cho phù hợp với thực tế. UBND tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất để thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng các thông tin về đất đai; bố trí đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng các khu TĐC tập trung trên địa bàn thành phố, kịp thời đáp ứng nhu cầu TĐC...

Thảo luận tại buổi giám sát, các đại biểu đề nghị UBND TP Hòa Bình làm rõ việc THĐ tại nơi ở cũ sau khi được TĐC tại nơi ở mới đối với các hộ thuộc diện di dời; sinh kế cho người dân trong các khu TĐC; giải pháp chấm dứt tình trạng người dân tại các khu vực phải thực hiện TĐC khẩn cấp do sạt lở vẫn tiếp tục quay lại nơi ở cũ...

Kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị UBND thành phố quan tâm đến vấn đề tạo sinh kế cho người dân, gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp THĐ thực hiện dự án; rà soát lại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trường hợp hộ dân đã được bố trí TĐC nhưng vẫn quay lại nơi ở cũ, nơi có nguy cơ mất an toàn; quan tâm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai; tuyên truyền, vận động người dân nắm rõ hơn về Luật Đất đai khi có dự án phải thu hồi trên địa bàn; làm tốt công tác quy hoạch đất đai, quan tâm, bố trí quỹ đất thực hiện TĐC.


Đ.H

Các tin khác


Đưa sản phẩm thanh long ruột đỏ vươn tầm

(HBĐT) - Những năm gần đây, cây thanh long ruột đỏ phát triển mạnh trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Nhiều mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân mà còn dần hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa. Để cây thanh long ruột đỏ khẳng định được giá trị, là cây kinh tế chủ lực, huyện Lạc Thủy xác định phải đưa cây thanh long ruột đỏ vươn tầm.

Quy hoạch vùng huyện Lạc Sơn: Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, đô thị sinh thái ​​​​

(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện lớn, diện tích khoảng 58.700,26 ha, gồm thị trấn huyện lỵ Vụ Bản và 23 xã. Huyện có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, suối khoáng nghỉ dưỡng, dịch vụ thương mại, công nghiệp... Xác định tầm quan trọng của công tác quy hoạch nhằm định hướng không gian phát triển, huy động các nguồn lực đầu tư khai thác tiềm năng, lợi thế, thời gian qua, huyện Lạc Sơn đã phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch vùng và các quy hoạch phân khu đáp ứng yêu cầu.

Lần thứ 4 liên tiếp, VNPT đứng thứ 2 top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Theo danh sách Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022 vừa được Brand Finance chính thức công bố vào ngày 21/9, giá trị thương hiệu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giữ vững vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Huyện Lạc Thủy: Quản lý đất nông, lâm trường còn nhiều khó khăn

(HBĐT) - Tổng diện tích đất các nông, lâm trường trên địa bàn huyện Lạc Thủy trước ngày 12/10/2015 là 5.188,24 ha, trong đó, Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng  Long 1.275,48 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 635,96 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 3.276,8 ha. Diện tích được UBND tỉnh thu hồi giao cho UBND huyện quản lý, quy hoạch, sử dụng các mục đích 3.228,7 ha. Diện tích các công ty giữ lại để sản xuất: Công ty TNHH MTV Sông Bôi - Thăng Long 1.007,68 ha; Công ty TNHH MTV Thanh Hà - Hòa Bình 569,56 ha; Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 1.083,7 ha.

Huyện Mai Châu: Vượt khó xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Để khắc phục phần kinh phí thiếu hụt cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông nội đồng vào khu sản xuất của xóm, Ban quản lý xóm Nghẹ, xã Vạn Mai (Mai Châu) đã huy động các hộ dân tham gia khai thác vật liệu, cát, sỏi sẵn có ở địa phương để làm nền đường. Đồng thời, mỗi hộ bố trí ít nhất 1 người để vận chuyển vật liệu san lấp mặt đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục