(HBĐT) - Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Lương Sơn hiện có trên 6.500 hội viên, sinh hoạt tại 12 tổ chức Hội trên địa bàn. Hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế là một trong những chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội CCB trong huyện. Từ chương trình hỗ trợ của Hội và sự nỗ lực vươn lên của hội viên, nhiều hộ hội viên CCB đã thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.


Tổ tiết kiệm và vay vốn xã Lâm Sơn (Lương Sơn) là một trong những tổ hoạt động có hiệu quả 
của Hội CCB huyện.

Đồng chí Lê Thanh Thông, Chủ tịch Hội CCB huyện cho biết: Để đồng hành cùng hội viên, tạo điều kiện hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội CCB huyện đã chỉ đạo các cấp Hội cơ sở vận động hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với định hướng phát triển của địa phương. Đồng thời đổi mới nội dung tư vấn, hỗ trợ vốn, giống, khoa học - kỹ thuật... Trong đó, Hội xác định rõ hỗ trợ CCB thông qua công tác ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện là một nguồn lực quan trọng giúp hội viên phát triển sản xuất.

Các cấp Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên CCB đối với việc xây dựng, phát triển nguồn vốn. Cùng với đó, để việc khai thác, sử dụng nguồn vốn thực sự có hiệu quả, các cấp Hội chủ động thành lập Ban vận động, Ban kiểm soát, xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm, đưa tiêu chí phát triển nguồn quỹ vào việc đánh giá, bình xét thi đua. Tính đến tháng 9/2022, Hội CCB huyện quản lý hơn 70,1 tỷ đồng với 56 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), số nợ quá hạn các tổ vay vốn quản lý 90 triệu đồng, số nợ quá hạn này không có hội viên CCB mà chỉ nằm trong các thành viên vay vốn do Hội CCB quản lý. Riêng tổ TK&VV xã Lâm Sơn nhiều năm liên tục không có tình trạng lãi tồn, không nợ quá hạn, Hội CCB huyện đã tổ chức thăm quan, rút kinh nghiệm. Kết quả khảo sát cho thấy thành công ở đây bắt đầu từ kế hoạch vay vốn, ý thức người vay, tiếp đó là công tác quản lý nguồn vốn của tổ trưởng tổ vay vốn.

Ông Nguyễn Đình Long, Tổ trưởng tổ TK&VV xã Lâm Sơn cho biết: Với tránh nhiệm là tổ trưởng, tôi luôn ý thức rằng đây là nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước dành cho người nghèo. Khi chia tổ, tôi tổ chức họp dân, phổ biến các quy định của Nhà nước về quyền, nghĩa vụ của thành viên vay vốn, đồng thời thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng nguồn vốn, đôn đốc thu lãi hàng tháng. 

Ông Lê Hữu Hùng, hội viên CCB xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn cho biết: Được vay nguồn vốn ưu đãi, tôi đầu tư mua phân bón để bón thêm cho cây bưởi, xây bể chứa nước, tận dụng nguồn nước tự nhiên từ đồi chảy qua vườn nhà vừa lấy nước tưới bưởi vừa kết hợp nuôi cá. Trước kia, vườn bưởi của gia đình cằn cỗi do không có nước tưới và phân bón chăm sóc, từ khi được vay nguồn vốn do Hội CCB xã quản lý, tôi đã sử dụng vốn vay hiệu quả. Vườn bưởi của gia đình xanh tốt, sai trĩu quả, mỗi năm mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Đồng chí Lê Thanh Thông cho biết thêm: Gia đình ông Hùng chỉ là 1 trong 2.087 hộ vay vốn do Hội CCB huyện quản lý sử dụng vốn vay hiệu quả. Hiện, toàn huyện có trên 6.100  hội viên, qua khảo sát theo Nghị định số 07/2021NĐ-CP của Chính phủ về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, toàn huyện còn 51 hộ hội viên CCB nghèo, 69 hộ hội viên cận nghèo. Để hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, trong thời gian tới, Hội CCB huyện tiếp tục tăng cường vận động, khai thác tích cực các nguồn lực, làm tốt việc tư vấn phương án sản xuất, kinh doanh và giám sát quá trình sử dụng vốn, kết hợp chặt chẽ hỗ trợ vốn, trang bị kiến thức kỹ thuật phục vụ sản xuất. Thực tế cho thấy, nếu nguồn vốn hỗ trợ phát triển tốt, những mô hình tiếp tục được nhân rộng sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hộ hội viên CCB có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ở địa phương.

 
Minh Tuấn

Các tin khác


Góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của nông dân

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ hội viên thay đổi tư duy sản xuất, phát huy vị thế làm chủ trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Qua đó, từng bước xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.

Huyện Lương Sơn tập trung thực hiện 2 nhóm nhiệm vụ để phát triển KT-XH

(HBĐT) - Năm 2022, huyện Lương Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ trọng tâm theo Quyết định số 552/QĐ-UBND với 2 nhóm nhiệm vụ. Nhóm (1) nhiệm vụ các chỉ tiêu KT-XH năm 2022 (gồm 18 chỉ tiêu, nhiệm vụ). Nhóm (2) nhiệm vụ huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng đơn vị hành chính cấp thị xã vào năm 2025 (gồm 21 chỉ tiêu, nhiệm vụ).

Khai thác tiềm năng, lợi thế, thu hút đầu tư, phát triển bền vững

(HBĐT) - Quy hoạch tỉnh (QHT) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh, cải thiện điểm yếu, tận dụng cơ hội, đẩy lùi thách thức để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cần đặc biệt quan tâm bảo tồn các giá trị văn hóa của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm, thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế du lịch, công nghiệp, đô thị theo quy hoạch, lựa chọn những dự án thân thiện môi trường, phát triển bền vững, mục tiêu phải cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân - đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy lưu ý.

Huyện Kim Bôi: Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) huyện Kim Bôi đang từng ngày khởi sắc. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã, thị trấn có trạm y tế, 100% hộ dân được sử dụng điện, 95% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Đất không phụ công người

(HBĐT) - Mấy năm gần đây, người làm nông nghiệp chật vật với bão giá đầu vào. Chi phí sản xuất tăng từ giá phân bón, thuốc trừ sâu đến nhân công. Giá nông sản, chăn nuôi xuống thấp. Đó là chưa kể thay đổi thời tiết dẫn đến sản lượng thấp. Nhưng với cách làm của bà Đỗ Thị Thướng, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) thì không lo về bài toán thất thu.

Doanh nghiệp gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) mặc dù được cấp hạn mức tín dụng có nhu cầu vay vốn nhưng không dễ tiếp cận vốn ngân hàng (NH), bởi dòng vốn tín dụng được kiểm soát rất chặt chẽ nhằm ưu tiên tối đa cho hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục