(HBĐT) - Xác định giao thông có tầm quan trọng đối với phát triển KT-XH của địa phương, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Bao La (Mai Châu) đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông. Các tuyến đường giao thông nông thôn, nội đồng đáp ứng nhu cầu đi lại của bà con, đảm bảo theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT).


Nhiều tuyến đường giao thông ở xã Bao La (Mai Châu) được đầu tư đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh chụp tại tuyến đường xóm Chiềng Pùng. 

Đồng chí Hà Công Hậu, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm” từ nguồn kinh phí đầu tư trực tiếp nông thôn mới, vốn của tỉnh, huyện, xã. Đặc biệt, người dân luôn đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia hiến đất, góp sức làm đường giao thông. Tại các tuyến đường giao thông thi công, bà con sẵn sàng phá dỡ tường bao, chặt bỏ cây cối, giải phóng mặt bằng để công trình sớm được hoàn thành. Đã có khoảng 60 hộ hiến từ 20m2 đất trở lên để mở rộng đường giao thông. Nhờ vậy, Bao La hoàn thành thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới. Tổng kinh phí thực hiện tiêu chí giao thông 85.925 triệu đồng, trong đó, vốn ngân sách T.Ư 8.800 triệu đồng, ngân sách tỉnh 21.050 triệu đồng, ngân sách huyện 24.500 triệu đồng, ngân sách xã 1.400 triệu đồng; Nhân dân đóng góp 28.375 triệu đồng, nguồn vốn khác 1.800 triệu đồng. 

Theo thống kê, tổng số đường giao thông nông thôn của xã là 67,66 km. Tỷ lệ km đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là 13,47 km (đạt 100%); tỷ lệ km đường trục thôn, xóm và đường liên thôn, xóm được cứng hóa 4.324 km (đạt 100%); tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa 30,46/ 42,12km (đạt 72,23%); đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 4,39/7,74km (đạt 56,71%). 

Thực hiện Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ ngày 1/1/2020, xã Piềng Vế nhập vào xã Bao La. Với diện tích rộng, toàn xã có 10 xóm, do đó, các tuyến đường giao thông được cứng hóa, bê tông hóa có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của nhân dân. Người dân tới trụ sở UBND xã để giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, thuận tiện hơn. Hoạt động giao thương hàng hóa thuận tiện góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương. 

Chị Hà Thị Yểm, xóm Báo phấn khởi: Đường sá đi lại thuận lợi, nông sản được thương lái tới tận ruộng thu mua. Nông dân không còn phải chịu cảnh bị tư thương ép giá do quá trình vận chuyển khó khăn. Bà con trong xóm ai cũng phấn khởi, tích cực dọn dẹp vệ sinh đường xóm, đường nội đồng. 

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, xã Bao La tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông chưa đạt chuẩn hoặc xuống cấp do thiên tai gây ra. Theo kế hoạch, tháng 10 này, tuyến đường xóm Vanh sẽ được thi công. Kinh phí thực hiện từ nguồn vốn Chương trình 135, tổng nguồn vốn 800 triệu đồng. Có khoảng 15 hộ hiến đất vườn, chặt cây cối để mở rộng mặt đường. Sau khi hoàn thành đường rộng hơn 3m (hiện tại đường rộng 2m). Giai đoạn 2022 - 2025, xã Bao La dự kiến thi công tuyến đường xóm Báo đi xóm Chiềng Pùng, tuyến đường xóm Pạnh và một số tuyến đường nội đồng, nội xóm. 


Thu Thủy

Các tin khác


Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) tích cực hưởng ứng nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2022 của tỉnh.

Góp phần thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của nông dân

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ hội viên thay đổi tư duy sản xuất, phát huy vị thế làm chủ trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Qua đó, từng bước xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.

Huyện Lương Sơn tập trung thực hiện 2 nhóm nhiệm vụ để phát triển KT-XH

(HBĐT) - Năm 2022, huyện Lương Sơn được Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ trọng tâm theo Quyết định số 552/QĐ-UBND với 2 nhóm nhiệm vụ. Nhóm (1) nhiệm vụ các chỉ tiêu KT-XH năm 2022 (gồm 18 chỉ tiêu, nhiệm vụ). Nhóm (2) nhiệm vụ huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng đơn vị hành chính cấp thị xã vào năm 2025 (gồm 21 chỉ tiêu, nhiệm vụ).

Khai thác tiềm năng, lợi thế, thu hút đầu tư, phát triển bền vững

(HBĐT) - Quy hoạch tỉnh (QHT) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh, cải thiện điểm yếu, tận dụng cơ hội, đẩy lùi thách thức để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của tỉnh. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cần đặc biệt quan tâm bảo tồn các giá trị văn hóa của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm, thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế du lịch, công nghiệp, đô thị theo quy hoạch, lựa chọn những dự án thân thiện môi trường, phát triển bền vững, mục tiêu phải cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân - đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy lưu ý.

Huyện Kim Bôi: Đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) huyện Kim Bôi đang từng ngày khởi sắc. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, 100% xã, thị trấn có trạm y tế, 100% hộ dân được sử dụng điện, 95% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Đất không phụ công người

(HBĐT) - Mấy năm gần đây, người làm nông nghiệp chật vật với bão giá đầu vào. Chi phí sản xuất tăng từ giá phân bón, thuốc trừ sâu đến nhân công. Giá nông sản, chăn nuôi xuống thấp. Đó là chưa kể thay đổi thời tiết dẫn đến sản lượng thấp. Nhưng với cách làm của bà Đỗ Thị Thướng, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) thì không lo về bài toán thất thu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục