(HBĐT) - Những năm gần đây, công tác giải quyết việc làm cho phụ nữ và hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp được tỉnh đặc biệt quan tâm, nhất là đối với phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn, vùng dân tộc thiểu số. Phụ nữ được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn, giống cây trồng, vật nuôi và tiếp cận khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.


Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, trong đó chủ yếu là lao động nữ.

Gia đình bà Bùi Thị Nhan là điển hình phát triển kinh tế trồng cây ăn quả và chăn nuôi ở xóm Bái Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi). Bà Nhan cho biết: Sau nhiều lần tự mày mò, học hỏi kỹ thuật và đi thực tế tại các nhà vườn, gia đình tôi trồng 200 gốc cam, 100 gốc bưởi 8 năm tuổi, cho thu hoạch được 5 năm, bình quân thu nhập đạt 200 triệu đồng/năm. Hiện nay, gia đình trồng mới khoảng 1.000 gốc cam 3 năm tuổi, bắt đầu cho thu hoạch năm đầu tiên, dự kiến thu về 200 triệu đồng. Sản phẩm cam, bưởi chủ yếu tiêu thụ trong huyện và các huyện, tỉnh lân cận qua các tư thươngthu mua sản phẩm. Ngoài ra, gia đình phát triển mô hình chăn nuôi lợn sinh sản với hơn 10 con lợn nái, 100 con lợn thương phẩm, hàng năm trừ chi phí cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng/năm. Thành công bước đầu từ mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi là động lực giúp gia đình nâng cao thu nhập, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Không chỉ bà Nhan, trong những năm qua, công tác giải quyết việc làm, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp được các cấp Hội Phụ nữ chú trọng. Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh, năm 2022, thực hiện Đề án 939 "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, các cấp Hội đã tổ chức 6 lớp tập huấn khởi sự kinh doanh, nghiệp vụ cho vay ủy thác Ngân hàng CSXH, công nghệ thông tin cho 206 chị là cán bộ Hội LHPN tỉnh, huyện, cơ sở, tổ trưởng tổ vay vốn, các ý tưởng khởi nghiệp. Hỗ trợ thành lập 14 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 5 HTX, 4 tổ hợp tác, 5 tổ liên kết. Thành lập 5 gian hàng trưng bày trên 20 sản phẩm do phụ nữ làm chủ sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP. Tổ chức trưng bày, kết nối tiêu thụ sản phẩm của các mô hình kinh tế tập thể tiêu biểu do phụ nữ làm chủ, hỗ trợ 21 hộ gia đình kích hoạt gian hàng với 7 sản phẩm (dầu lạc, dầu vừng, bưởi, cà gai leo, cao xạ đen, cao gắm, mật ong) tham gia sàn thương mại điện tử Postmart...

Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, các cấp Hội tiếp tục đăng ký với cấp ủy, chính quyền địa phương về số hộ nghèo được Hội giúp đỡ trong năm thoát nghèo; đẩy mạnh hoạt động ủy thác với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Liên Việt với tổng dư nợ trên 1.654 tỷ đồng cho 31.371 hội viên vay phát triển kinh tế. Duy trì hoạt động tiết kiệm tại chi tổ hội với 30.018 hội viên phụ nữ tham gia, tiết kiệm được trên 5.846 triệu đồng. Phối hợp tổ chức 15 lớp chuyển giao KHKT cho trên 579 lượt hội viên, phụ nữ. Bên cạnh đó, các cấp Hội trao 15 con bò sinh sản cho 15 hội viên nghèo khuyết tật trị giá 45 triệu đồng tại huyện Lạc Sơn. Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, tiếp cận vay vốn Ngân hàng CSXH cho 3 chị thuộc Hội LHPN TP Hòa Bình, 9 chị thuộc Hội LHPN huyện Lạc Sơn; thành lập mới mô hình "Trao bò giống - Tạo sinh kế” tại huyện Tân Lạc...

Thời gian tới, nhằm tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nữ đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp. Trước mắt, quan tâm dịch chuyển lao động từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang làm việc ở các ngành công nghiệp, dịch vụ - thương mại. Cùng với đó, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm và xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, tỉnh tập trung huy động hiệu quả các nguồn lực, thu hút các dự án, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, từ đó mở rộng thị trường việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động nữ ở các địa phương.


Hương Lan


Các tin khác


Hành tăm muối Yên Thủy - quà tặng quê hương

(HBĐT) - Năm 2022, sản phẩm hành tăm muối Yên Thủy của HTX nông nghiệp Phú Lai (Yên Thủy) đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, hạng 3 sao. Được gắn sao OCOP góp phần nâng cao giá trị món ăn truyền thống của quê hương.

Nâng tầm thương hiệu “Mật ong Hòa Bình”

(HBĐT) - Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình” cho Sở NN&PTNT. Nhằm phát triển thương hiệu, các hộ, HTX nuôi ong tuân thủ đúng quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; tích cực học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, khai thác mật ong. Để nâng tầm thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, một số hộ sản xuất, HTX đã nỗ lực chuẩn hóa sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử phải cung cấp thông tin cho cơ quan thuế

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định (NĐ) số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, trong đó có quy định về trách nhiệm của tổ chức là chủ sở hữu (CSH) Sàn giao dịch thương mại điện tử (GDTMĐT) phải cung cấp thông tin cho cơ quan thuế định kỳ hàng quý bằng phương thức điện tử qua Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Tổng cục Thuế.

Đào tạo chiến lược bán hàng, truyền thông, marketing online thời kỳ công nghệ số

(HBĐT) - Sáng 5/12, tại Trung tâm hội nghị Diamond, TP Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc (Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ KH&ĐT) và Sở KH&ĐT Hòa Bình tổ chức lớp đào tạo chiến lược bán hàng, truyền thông, marketing online thời kỳ công nghệ số cho 40 học viên đến từ các đơn vị, doanh nghiệp thuộc HHDN tỉnh Hòa Bình.

Phát triển vùng sản xuất nông sản chất lượng cao

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: Phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện Nghị quyết Đại hội, hơn 2 năm qua, ngành NN&PTNT đã tham mưu ban hành nhiều đề án, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó, trọng tâm là phát triển vùng sản xuất nông sản chất lượng cao, sản phẩm OCOP phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. 

Huyện Lạc Thủy: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 380 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lạc Thủy, đến hết tháng 10/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 380,7 tỷ đồng, với trên 7,2 nghìn khách hàng còn dư nợ. Từ đầu năm 2022 đến nay, đơn vị triển khai 10 chương trình tín dụng chính sách, doanh số cho vay đạt trên 131,4 tỷ đồng/3.080 lượt khách hàng được vay vốn. Nguồn vốn tăng trưởng vào các chương trình tín dụng như: Cho vay hộ nghèo (41 tỷ đồng), cận nghèo (trên 24 tỷ đồng), giải quyết việc làm (24 tỷ đồng), nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (trên 23 tỷ đồng)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục