(HBĐT) - Giai đoạn 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn tích cực triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương. Qua đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản, mang lại thu nhập cao cho nông dân.  




Sản phẩm chuối Viba của hợp tác xã chuối Viba, xã Liên Sơn (Lương Sơn) ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ sau khi được gắn sao sản phẩm OCOP.

Tháng 4/2023, Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) huyện Lương Sơn phối hợp HND xã Hòa Sơn tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ HTND cho hội viên. Đồng chí Hoàng Thị Xuân, Chủ tịch HND xã Hòa Sơn cho biết: Đây là nguồn vốn vay từ Quỹ HTND huyện ủy thác cho HND xã để thực hiện dự án chăn nuôi lợn sinh sản tại thôn Bùi Trám, xã Hòa Sơn. Tổng vốn giải ngân 300 triệu đồng, 7 hộ HVND được vay vốn trong 36 tháng đầu tư chăn nuôi. Quá trình thực hiện dự án, HND xã luôn khuyến khích hội viên tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) để nâng cao chất lượng đàn vật nuôi, từng bước hướng tới xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của xã, huyện.

Nhận thức rõ vai trò của nông dân trong thực hiện Chương trình OCOP, 5 năm qua, các cấp HND huyện Lương Sơn thường xuyên tuyên truyền cho cán bộ, HVND về chủ trương, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ nông nghiệp, cung cấp kiến thức pháp luật, thương mại điện tử, sản xuất sạch… từ đó giúp HVND hiểu rõ, nắm bắt được ý nghĩa, hiệu quả của chương trình để chủ động tham gia. Tổ chức cho HVND, hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi, chủ trang trại tham quan, học tập các mô hình sản xuất; trao đổi, học tập kinh nghiệm gắn kết giao thương, tìm kiếm đối tác để xúc tiến các hoạt động liên kết, liên doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, Hội tư vấn, hỗ trợ HTX, tổ hợp tác, hộ SXKD các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của địa phương tham gia xây dựng nhãn hiệu, đăng ký sản phẩm OCOP của huyện, tỉnh. Xây dựng các dự án vay vốn từ nguồn Quỹ HTND các cấp để phát triển sản phẩm OCOP cho các nhóm hộ HVND vay. Đến nay, HND huyện quản lý nguồn Quỹ gần 6 tỷ đồng, cho 18 dự án với 154 hộ HVND vay vốn phát triển sản xuất. Các dự án được Hội xây dựng quy mô, bài bản, áp dụng KHKT trong sản xuất, nuôi trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước trở thành thương hiệu OCOP bền vững của huyện.

Cùng với đó, Hội chủ động phối hợp các phòng, ban chuyên môn của huyện hỗ trợ HVND đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Trong giai đoạn có 620 hộ HVND có sản phẩm tham gia sàn thương mại điện tử Postmart.vn; các cấp Hội phối hợp hỗ trợ 540.000 tem truy xuất nguồn gốc cho các nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, OCOP trên địa bàn huyện. Thông qua việc phối hợp xây dựng 2 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, Hội đã liên kết, kết nối với 5 công ty và 3 cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch để tiêu thụ nông sản của các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác, chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp, tạo được chuỗi liên kết bền vững.

Giai đoạn 2018 - 2023, các cấp HND huyện Lương Sơn đã vận động, hướng dẫn thành lập được 13 HTX, 31 tổ hợp tác, 5 chi hội nông dân nghề nghiệp và 46 tổ hội nông dân nghề nghiệp; duy trì, phát triển 121 trang trại tạo việc làm cho trên 750 lao động địa phương. Đồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Chủ tịch HND huyện Lương Sơn cho biết: Xác định hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho HVND là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để cùng kiến tạo cho hội viên sản xuất, nâng cao thu nhập. Sau khi có chỉ đạo của HND tỉnh về phát triển các sản phẩm OCOP, HND huyện tích cực vào cuộc triển khai, thực hiện. Việc hỗ trợ các chủ thể, HVND xây dựng sản phẩm OCOP của Hội thời gian qua đã có nhiều tác động đến sự phát triển KT-XH ở địa phương; khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo sinh kế cho HVND. Trong giai đoạn, các cấp Hội đã hỗ trợ 11 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh, trong đó có 9 sản phẩm 3 sao và 2 sản phẩm 4 sao.

Để phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, các cấp HND huyện Lương Sơn tiếp tục tuyên truyền, vận động cán bộ, HVND tham gia thực hiện hiệu quả hơn nữa Chương trình OCOP; khai thác các nguồn lực giúp HVND phát triển SXKD, dịch vụ theo hướng hàng hóa; tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả đề án "HND các cấp làm nòng cốt trong tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết chuỗi giá trị; xây dựng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP giai đoạn 2022 - 2025”...

Thu Hằng

Các tin khác


Hợp tác xã Green Life xã Hợp Tiến: Hướng đến sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao

(HBĐT) - Được thiên nhiên ưu đãi, hợp tác xã (HTX) Green life xã Hợp Tiến (Kim Bôi) đã và đang phát huy lợi thế để tạo ra những sản phẩm mật ong thượng hạng được khách hàng ưa chuộng.

Khai thác tiềm năng của ngành chăn nuôi bò sữa

Những năm qua, ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta đạt nhiều kết quả khả quan, với một số chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất tới tiêu dùng phát triển hiệu quả. Sản lượng sữa tươi sáu tháng đầu năm 2023 đạt 662,8 nghìn tấn, tăng 8,4%, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 65 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng sẵn có, ngành chăn nuôi bò sữa thời gian tới cần thực hiện các giải pháp hiệu quả hơn.

13 hộ dân xóm Vãng được cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất

(HBĐT) - Ngày 4/11/2022, Báo Hòa Bình đăng tải bài viết về "Cấp thiết hỗ trợ xây dựng đường điện cho 13 hộ dân xóm Vãng”. Trong bài có nêu việc 13 hộ dân xóm Vãng, xã Hợp Tiến, huyện Kim Bôi phải tự kéo điện về nhà phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nhiều năm sinh sống trong cảnh điện yếu đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các hộ. Người dân luôn phải sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu trước nguy cơ mất an toàn.

7 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng 13,03% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Trong tháng 7 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt khoảng 149,380 triệu USD, tăng 5,46% so với tháng trước. Lũy kế 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 915,959 triệu USD, tăng 13,03% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 54,04% kế hoạch năm 2023.


Đẩy nhanh tiến độ triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

(HBĐT) - Thời gian qua, toàn ngành Thuế Hòa Bình đã triển khai thành công hóa đơn điện tử (HĐĐT) trên phạm vi toàn tỉnh.

Đưa rau rừng về trồng, thu cả trăm triệu đồng

(HBĐT) - Rau mít là loại cây sống trên rừng chỉ để ăn "dông dài” của bà con đi rừng. Chị Bùi Thị Xuyến ở xóm Cao, xã Cao Sơn (Lương Sơn) đã biến loại rau rừng đó trở thành món đặc sản khi đến huyện. Cũng từ rau này, nhiều người đã đổi đời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục