(HBĐT) - Hạt dổi Chí Đạo (Lạc Sơn) đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Hạt dổi Lạc Sơn” và được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Tuy nhiên, vụ dổi năm nay bà con Chí Đạo đứng ngồi không yên vì trên thị trường nhiều tư thương đăng bán "Dổi Chí Đạo” từ đầu tháng 8 với giá rất thấp. Điều đáng nói là dổi Chí Đạo phải cuối tháng 9, đầu tháng 10 mới đến chính vụ thu hoạch.
Người dân xóm Be Ngoài, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) thăm vườn dổi và chia sẻ về những khó khăn trong vụ thu hoạch sắp tới.
Gia đình ông Bùi Văn Dích, xóm Be Ngoài đi thăm vườn mà không khỏi lo lắng. Ông Dích bóc chùm dổi mới hái tách vỏ, để lộ những hạt còn khá xanh vì chưa đến độ chín. Hàng năm, gia đình ông Dích chỉ có nguồn thu chính và là nguồn thu lớn từ vụ dổi để trang trải cuộc sống. Năm nay dự kiến gia đình ông thu được trên 4 tạ quả (tương đương khoảng 1,2 tạ hạt khô). Giá dổi như năm 2022, có thời điểm xuống thấp nhất là 800 nghìn/1kg thì gia đình ông cũng thu được khoảng 100 triệu đồng. Hiện nay, trên thị trường giá hạt dổi được rao bán chỉ từ 200 - 300 nghìn đồng/1kg thì thu nhập của gia đình ông thật đáng lo ngại.
Đối với gia đình bà Bùi Thị Tẹm, xóm Be Trong có phần lạc quan hơn. Gia đình bà tham gia Hợp tác xã Cung ứng giống cây dổi và dịch vụ nông nghiệp xã Chí Đạo nên trong những năm gần đây, sản phẩm hạt dổi của gia đình giữ được mối hàng và đã có một số khách đặt hàng từ trước. Giá bán giữ được mức từ 1 triệu đồng/1kg trở lên. Với trên 200 cây dổi cho thu hoạch, sản lượng dự kiến thu được của gia đình bà năm nay trên 4,5 tạ quả.
Đồng chí Bùi Thị Lợi, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Chí Đạo (Lạc Sơn) cho biết: Dổi là cây trồng truyền thống đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Hạt dổi đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2019. Thương hiệu hạt dổi Lạc Sơn được khẳng định và đem lại giá trị kinh tế bền vững cho nhiều hộ ở Chí Đạo. Xã hiện có hơn 300 hộ trồng trên 42 ha dổi với hơn 20.000 cây ở các độ tuổi, trong đó trên 4.000 cây đã cho thu hoạch.
Từ thực tế trên thị trường có nhiều tư thương bán hạt dổi và gắn mác "Dổi Chí Đạo Lạc Sơn", trước sự lo lắng của nhiều người dân, lãnh đạo địa phương đang tích cực tìm hướng tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là nỗ lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm trước nhiều nguy cơ bị nhái thương hiệu.
Đồng chí Bùi Thị Lợi cho biết thêm: Để dổi Chí Đạo trở thành sản phẩm chủ lực, có giá trị hàng hóa đem lại nguồn thu ổn định, người dân cần chủ động trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đấu tranh, chống sự xâm nhập, trà trộn các loại sản phẩm hạt dổi trôi nổi trên thị trường để bảo vệ thương hiệu. Đặc biệt, người trồng dổi ở Chí Đạo mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành, giúp đỡ của các ngành chức năng trong đào tạo, tập huấn, ứng dụng KHKT, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Hồng Duyên
(HBĐT) -Thời gian qua, huyện Lạc Thủy đã triển khai, thực hiện tốt các chính sách về ưu đãi đầu tư, cải cách hành chính, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch và các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn. Huyện ưu tiên phát triển công nghiệp có tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu; tăng cường hỗ trợ hoạt động sản xuất, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đến đầu tư.
(HBĐT) - Những tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông sản của tỉnh có nhiều khởi sắc. Một số mặt hàng đặc trưng tiếp tục sang những thị trường xuất khẩu mới. Để duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu, ngoài tìm kiếm thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) không ngừng nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm nông sản để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
(HBĐT)-Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, những năm qua, các cấp Công đoàn trong tỉnh không ngừng nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nổi bật là phong trào thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
(HBĐT) - Cuối tháng 8, chúng tôi đến thăm nhà vườn Hậu Nhất ở khu phố Thống Nhất, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thuỷ). Hơn 3.000 cây bưởi phát triển xanh tốt, quả sai trĩu cành, dưới tán lá là hàng nghìn con gà kiếm mồi.
(HBĐT) - Vài năm gần đây, ngành công nghiệp (CN) có thêm những động lực mới để phát triển xứng tầm, đóng vai trò dẫn dắt các ngành kinh tế khác và góp phần đắc lực vào sự phát triển chung của tỉnh.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn được xác định là vùng động lực phát triển KT-XH của tỉnh, có vai trò đầu tàu kéo các vùng khác phát triển. Với lợi thế giáp ranh Hà Nội, trong những năm qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.