Thực hiện đánh giá sơ kết 5 năm triển khai Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Thương vụ Việt Nam tại Canada đã phối hợp với Hội đồng kinh doanh Canada - ASEAN và Viện nghiên cứu thách thức mới trong toàn cầu hóa kinh tế (NEME) của Đại học Laval Canada tổ chức cuộc hội thảo đánh giá tiềm năng đầu tư tại Việt Nam và khu vực ASEAN.

Chú thích ảnh

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Tin tức phát

Theo phóng viên TTXVN tại Canada, hội thảo với chủ đề "Việt Nam, cánh cửa vào Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương cho các doanh nghiệp Quebec" đã thu hút mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp và doanh nhân ở tỉnh bang này bởi đây là cơ hội đánh giá lại mức độ nhận biết và tận dụng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của các doanh nghiệp Canada sau 5 năm thực hiện.

Hội thảo cũng là một trong những chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Canada.

Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện là thị trường xuất khẩu quốc tế lớn thứ hai của Quebec và cũng là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của Canada trong những năm qua.

Trong phát biểu khai mạc, Vụ trưởng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Gabriel Chartier của Bộ Quan hệ quốc tế và Pháp ngữ Quebec đã nhấn mạnh tới mối quan hệ hợp tác đặc biệt của Quebec với Việt Nam, trong đó các công ty của tỉnh bang này luôn có được lợi thế cạnh tranh nhờ sự gần gũi về ngôn ngữ và văn hóa.

Ông này cũng cho rằng Chính quyền Quebec luôn dành ưu tiên cho Việt Nam và coi Việt Nam là điểm giao cắt mới trong chuỗi giá trị toàn cầu bởi những tiềm năng trong một số lĩnh vực mũi nhọn, bao gồm cả năng lượng tái tạo.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khu vực ASEAN và là điểm đến hàng đầu đối với hàng hóa Canada xuất khẩu vào ASEAN. Do vậy, Việt Nam được đánh giá có thể đóng vai trò cửa ngõ cho các công ty Canada muốn phát triển tại khu vực này.

ASEAN đang được đánh giá là khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và sẽ là trung tâm tiêu dùng của thế giới vào năm 2030 nhờ quy mô thị trường. ASEAN hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới và đang nổi lên như một trung tâm toàn cầu mới về thương mại, trao đổi và đổi mới.

Tại hội thảo, các diễn giả là chuyên gia của NEME đã trình bày về Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Canada, trong đó tập trung phân tích hướng triển khai để có thể cải thiện liên kết kinh tế của Canada và của tỉnh bang Quebec với khu vực này, nhằm giúp các doanh nghiệp hình thành đánh giá tổng quan về những cơ chế hợp tác thương mại trong khu vực.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Canada Trần Thu Quỳnh đã giới thiệu về vị trí của Việt Nam trong ASEAN và những nỗ lực đầu tư về hạ tầng của Chính phủ để tăng sự kết nối giữa Việt Nam và Canada trong chuỗi cung ứng.

Bà Quỳnh đã chia sẻ những thông tin mới nhất về kết quả hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư giữa hai nước sau 5 năm thực hiện CPTPP để các doanh nghiệp Quebec xem xét tận dụng hiệp định này trong chiến lược kinh doanh của mình.

Chú thích ảnh

Các diễn giả dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Tin tức phát

Giám đốc điều hành Hội đồng kinh doanh Canada - ASEAN Nguyễn Thị Bé đã tiết lộ báo cáo đánh giá mới nhất của Hội đồng về kế hoạch phát triển tại ASEAN, trong đó nhận định Việt Nam là nơi có nhiều cơ hội nhất tại khu vực. Việc Canada tham gia mối quan hệ đối tác chiến lược mới với ASEAN cũng sẽ mở ra tiềm năng phát triển thương mại và đầu tư trong tương lai.

Theo đánh giá của Liên minh các phòng thương mại Quebec, hội thảo đã giúp các doanh nghiệp của tỉnh bang hiểu thêm về cách thức tận dụng những cơ chế hợp tác và hỗ trợ hiện có giữa Chính phủ Canada và Chính phủ Việt Nam để tối đa hóa lợi ích của họ trong bối cảnh mới của Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược giữa Canada và ASEAN.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Chính phủ yêu cầu báo cáo lộ trình, phương án cải cách tiền lương trước 16/9

Chính phủ giao Bộ Nội vụ báo cáo phương án cải cách chính sách tiền lương trước 16/9, theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 8 vừa ban hành.

Nghiệm thu Đề án khuyến công quốc gia tại thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Chiều 13/9, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1 phối hợp với Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hòa Bình tổ chức nghiệm thu cơ sở các nội dung thuộc Đề án khuyến công quốc gia tại TP Hòa Bình.

Dấu ấn vốn chính sách ở đất khó Đoàn Kết

(HBĐT) - Những năm qua, vốn chính sách trở thành động lực quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở xã Đoàn Kết (Đà Bắc). Từ nguồn vốn đã giúp nhiều hộ dân ở xã vùng cao này vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế.

Huyện Yên Thủy: Doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt gần 94 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Thuỷ, trong 8 tháng qua, đơn vị đã thực hiện giải ngân đối với 10 chương trình tín dụng chính sách (TDCS). Trong đó, tăng trưởng dư nợ tập trung vào các chương trình như: cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (hơn 19 tỷ đồng); hộ mới thoát nghèo (15,7 tỷ đồng); hộ nghèo (trên 14 tỷ đồng); giải quyết việc làm (gần 13,4 tỷ đồng).

Trên 145 tỷ đồng cho vay giải quyết việc làm

(HBĐT) - Theo Chi nhánh NHCSXH tỉnh, trong 8 tháng qua, cho vay giải quyết việc làm (GQVL) là một trong những chương trình tín dụng có nhu cầu vay vốn lớn. Theo đó, toàn chi nhánh đã thực hiện giải ngân trên 145 tỷ đồng, cho 3.269 lượt khách hàng trên địa bàn tỉnh được vay vốn GQVL.

Tiếp vốn cho hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn

(HBĐT) - Được tiếp cận vốn chính sách đã giúp hàng vạn hộ sản xuất - kinh doanh (SXKD) ở vùng khó khăn có thêm nguồn vốn để mở rộng sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn đã và đang là một trong những chương trình tín dụng có ý nghĩa thiết thực trong phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục