(HBĐT) - Đến nay, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) trên địa bàn huyện Đà Bắc vẫn chậm, đặc biệt là các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Huyện đã, đang triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ nhằm đạt tỷ lệ giải ngân vốn theo kế hoạch.
Khó khăn trong giải phóng mặt bằng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ dự án đường thị trấn Đà Bắc đi Thanh Sơn (Phú Thọ).
Theo UBND huyện Đà Bắc, năm 2023, tổng VĐTC giao cho huyện là 371,914 tỷ đồng, đã giải ngân gần 118,2 tỷ đồng, đạt hơn 38% kế hoạch. Trong đó, tổng vốn đầu tư giao từ nguồn ngân sách tỉnh cấp bổ sung có mục tiêu, nguồn ngân sách T.Ư và nguồn các chương trình MTQG năm 2023 hơn 323,3 tỷ đồng, đã giải ngân 94,53 tỷ đồng, đạt 29,24% kế hoạch. Nguồn vốn đầu tư giao từ ngân sách huyện năm 2023 là 48,6 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 23,6 tỷ đồng, đạt hơn 64,6% kế hoạch. Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách huyện được giao năm 2023 là 107,6 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 70 tỷ đồng.
Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Công tác giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2023 trên địa bàn huyện chậm do còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Như dự án đường thị trấn Đà Bắc đi Thanh Sơn (Phú Thọ), hiện vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. Chủ đầu tư đang hoàn thiện các thủ tục trình UBND huyện phê duyệt để có cơ sở triển khai, đẩy nhanh tiến độ dự án. Bên cạnh đó là khó khăn công tác trích đo quy chủ vướng do trùng lặp bản đồ 672 sai lệch với hiện trạng, giá đất đền bù thấp so với giá thị trường.
Dự án cải tạo, sửa chữa đường huyện (ĐH.34) từ ngã ba Ênh, xã Tân Minh đi xã Yên Hòa thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 hiện cũng gặp khó khăn. Nguyên nhân do dự án không được sử dụng vốn cho công tác GPMB, tổng mức đầu tư lớn nên phải thiết kế 2 bước. Dự kiến đến hết năm 2023 giải ngân được khoảng 45 tỷ đồng, số còn lại đề xuất chuyển nguồn sang năm 2024. Ngoài ra, một số công trình khác phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng nên cần có thời gian để triển khai thực hiện.
Cũng theo đồng chí Chủ tịch UBND huyện, tiến độ giải ngân VĐTC chậm còn do một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa thực sự quan tâm, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn được giao. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc từng chương trình để các địa phương triển khai thực hiện chưa kịp thời. Một số nội dung tiểu dự án, dự án phải chờ văn bản hướng dẫn về thể chế, chính sách, vừa phải tiến hành lập, giao kế hoạch thực hiện trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm.
Năm 2023, nguồn vốn sự nghiệp được giao muộn (tháng 4/2023) cũng ảnh hưởng đến việc triển khai các công trình. Mặt khác, một số người dân còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Việc huy động xã hội hóa nguồn lực thực hiện chương trình khó khăn. Đối với những dự án thực hiện trên địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn, việc huy động sự đóng góp của người dân, kể cả bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động đều gặp khó.
Trước những khó khăn đó, huyện Đà Bắc đang triển khai các giải pháp để phấn đấu tỷ lệ giải ngân VĐTC năm 2023 theo Nghị quyết số 203/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đạt 100% kế hoạch. Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc nhấn mạnh: Huyện tiếp tục chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiến độ giải ngân; thanh toán ngay khi có khối lượng hoàn thành cũng như kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án. Cùng với đó, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tổ chức lựa chọn nhà thầu ngay sau khi có kế hoạch lựa chọn nhà thầu và giải ngân thanh toán khối lượng, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng cho các dự án.
Tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tuyên truyền chính sách, vận động bà con hiến đất và tài sản trên đất, đẩy tiến độ GPMB. Đẩy nhanh chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo kịp tiến độ, kế hoạch của huyện và tỉnh giao.
Viết Đào
(HBĐT) - Sau khi đắp đập ngăn sông Đà xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã tạo nên hồ Hòa Bình rộng lớn với dung tích khoảng 9,45 tỷ m3, diện tích mặt hồ khoảng 8.900 ha. Hồ tuy không xây dựng cho mục đích thủy sản, nhưng với điều kiện về mặt nước rộng, dòng chảy phù hợp nên thuận lợi cho phát triển nuôi cá lồng bè.
Nguyễn Huy Nhuận
TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên địa bàn tỉnh có hệ thống sông, suối khá dày đặc, đất đai phì nhiêu, địa hình chủ yếu là núi rừng, xen kẽ giữa các sườn núi là thung lũng hẹp.
Tại các tỉnh miền núi, các dự án đầu tư ngoài ngân sách của cộng đồng doanh nghiệp thường gặp nhiều rủi ro, thách thức hơn so với các địa phương khác. Nhiều khó khăn trong thời gian qua đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ở Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng.
(HBĐT) - Chiều 25/10, UBND tỉnh và Hội Nông dân (HND) tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị biểu dương nông dân xuất sắc trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi (SX-KDG) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2023. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.