Thị trường xuất khẩu nông sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức từ nhiều thay đổi của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.


Sản phẩm rau củ chế biến xuất khẩu đi Nhật Bản. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Đối diện nhiều vấn đề

Xuất khẩu nông sản năm 2024 có nhiều điểm sáng, mang về nguồn kim ngạch vượt chỉ tiêu đề ra của Chính phủ. Điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của các đơn vị, chuỗi mắt xích trong toàn ngành: thuỷ sản, lúa gạo, trái cây, gỗ, tiêu, điều,… Đồng thời, những thành tích này cũng khẳng định vai trò của tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong suốt thời gian qua. 

Tuy nhiên, dù có nhiều thành tích xuất khẩu tươi sáng, nhưng ngành nông sản vẫn còn đối diện với nhiều thách thức lớn. Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông sản Việt Nam đang đối diện với 5 thách thức lớn. Đó là giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, chi phí vận tải, logistics chưa có dấu hiệu giảm, chính sách nhập khẩu của các nước liên tục thay đổi và lãi suất ngân hàng có biến động.

Không những vừa phải đối diện với các tiêu chí sản xuất, người sản xuất nông nghiệp còn phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nông sản ngày càng tăng. Người tiêu dùng nước ngoài có xu hướng thắt chặt chi tiêu do áp lực lạm phát. 

Đối với ngành thủy sản, hiện nay ngành thủy sản Việt Nam cũng đang nỗ lực gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU để khơi thông lại đường đi cho các sản phẩm khai thác, đánh bắt. Ông Hoàng Trọng Thủy, Chuyên gia nông nghiệp chia sẻ, đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản, vẫn còn nhiều khó khăn về biến đổi khí hậu hiện nay. Cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản chưa phát triển vượt trội, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Chất lượng con giống thủy sản cũng phải cải thiện hơn để tạo sản phẩm chất lượng và đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. 

Chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam cũng không nằm ngoài những thách thức của thị trường trong năm 2024. Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp (VCCI) Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới từ thị trường quốc tế trong năm 2024. Đáng chú ý là nhu cầu tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng, khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Nhiều đơn hàng từ các thị trường này sụt giảm đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành gỗ. Cùng với đó, các yêu cầu về nguồn gốc gỗ và sản xuất bền vững càng tăng áp lực lên các nhà xuất khẩu Việt Nam. Tại Mỹ, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam đang đối diện với khả năng bị điều tra chống bán phá giá, đặc biệt với các sản phẩm có nguồn gốc từ nước thứ ba, chẳng hạn như gỗ nhập từ Trung Quốc. Việc điều tra có thể dẫn đến biện pháp trừng phạt thuế suất cao nếu bị kết luận vi phạm, đe dọa đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Mỹ. 

Tìm kiếm từng cơ hội

Mặc dù thách thức từ thị trường luôn tác động mạnh đến các ngành hàng của ngành nông nghiệp, nhưng mỗi ngành hàng đều có những nỗ lực riêng để giữ vững thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chắt chiu từng cơ hội xuất khẩu để đảm bảo hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp. 

Theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chia sẻ, trước những yêu cầu của người tiêu dùng, cũng như rào cản kỹ thuật của các quốc gia nhập khẩu, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản vừa khắc phục những khó khăn nội tại như vấn đề truy xuất nguồn gốc, các vấn đề liên quan đến chính sách xuất khẩu vừa nỗ lực đầu tư công nghệ để năng cao năng lực sản xuất.

Chẳng hạn như, thuỷ sản Việt Nam đối diện với các rào cản kĩ thuật về thuế chống bán phá giá hay thẻ vàng IUU, nhưng cơ hội mới xuất hiện là như cầu lớn từ thị trường Halal, các doanh nghiệp thuỷ sản cũng sẽ nỗ lực đầu tư để có thể khai thác thị trường này, hay yêu cầu về sản xuất xanh, bảo vệ môi trường cũng đang được các doanh nghiệp ráo riết thực hiện để hoàn thành tiến độ cho đến năm 2035. 

Nhìn thấy khó khăn trước mắt nhưng cũng chứa nhiều cơ hội từ thị trường Mỹ, ông Trần Ngọc Liêm chia sẻ, thị trường Mỹ hiện chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam. Trong nhiệm kỳ trước, Tổng thống Donald Trump từng áp dụng nhiều biện pháp đối với xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, đòi hỏi cân bằng thương mại.

Tới đây, khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, ngành gỗ có thể phải đối mặt với các biện pháp điều chỉnh nhưng cũng có thể hưởng lợi từ cơ hội thu hút đầu tư và phát triển. Bên cạnh thị trường Mỹ, các thị trường khác cũng đang tạo cơ hội cho ngành gỗ.

Đơn cử, các hiệp định thương mại tự do đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nhiều thị trường mới, thị trường Trung Quốc đúng khôi phục sức tiêu dùng, hay thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đang tích cực chuẩn bị hàng hoá phục vụ cho các lễ hội truyền thống sắp tới. 

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của chuỗi giá trị nông sản.

Bên cạnh đó, phát triển nông nghiệp bền vững phải đi đôi với bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Các biện pháp như sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước, bảo vệ đất đai và đa dạng sinh học cần được áp dụng rộng rãi sẽ tăng cơ hội cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Theo TTXVN

Các tin khác


Nông dân khẳng định vai trò nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới

Đồng hành cùng Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), hàng năm, Hội Nông dân (HND) tỉnh bám sát các chỉ tiêu xây dựng NTM của tỉnh để xây dựng các nội dung, nhiệm vụ liên quan. Từ đó triển khai tới các cấp Hội trong tỉnh các mô hình, chương trình, dự án phát triển KT-XH theo hướng thiết thực, cụ thể, có nội dung liên quan đến tiêu chí về thu nhập, môi trường, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, xây dựng hệ thống chính trị...

Huyện Lạc Thủy: Trên 65,7 tỷ đồng vốn đầu tư công thực hiện 28 công trình

Thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 28 công trình triển khai trên địa bàn 8 xã với tổng mức đầu tư khoảng 65.704 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 23.607 triệu đồng; ngân sách tỉnh 9.442,80 triệu đồng; ngân sách huyện đối ứng 14.164,20 triệu đồng; vốn huy động khác khoảng 18.526 triệu đồng.

Liên kết sản xuất giúp tăng sức mạnh phát triển kinh tế nông thôn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trong tỉnh chú trọng tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng cường liên kết để thêm sức mạnh phát triển kinh tế nông thôn. Đến nay, đã có 110 xã hoàn thành tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, đạt tỷ lệ 85,3% tổng số xã trong toàn tỉnh.

Hội viên nông dân thị trấn Cao Phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân huyện Cao Phong triển khai thực hiện hiệu quả, qua đó xuất hiện nhiều tấm gương nông dân nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Huyện Mai Châu: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 433 tỷ đồng

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mai Châu, đến hết tháng 10/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 433,1 tỷ đồng, với 10.784 khách hàng còn dư nợ. Trong 10 tháng, có 2.265 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn được tiếp cận vốn chính sách, doanh số cho vay đạt trên 114 tỷ đồng.

“Đòn bẩy” giảm nghèo bền vững từ tín dụng chính sách

Triển khai nhiều chương trình tín dụng, thủ tục vay vốn đơn giản, lãi suất ưu đãi, những năm qua, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh vượt lên khó khăn. Đây là "đòn bẩy” quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục