Lạm phát có thể lên đến 2 con số.

Lạm phát có thể lên đến 2 con số.

Nhiều yếu tố có thể đẩy lạm phát năm 2010 lên cao hơn mức dự báo. Thậm chí, nếu các nguồn gây lạm phát không được quản lý và điều hành tốt, lạm phát năm tới có thể lên hai con số.

Khó giữ mức 7%

Theo ông Vũ Đình Ánh – Viện phó Viện Khoa học Thị trường giá cả (TTGC), các mục tiêu của năm 2010 như tốc độ tăng trưởng 6,5%, lạm phát khoảng 7% có thể đạt được thông qua các biện pháp không mang tính cấp bách, tình thế, mà gắn với chiến lược phát triển tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế đảm bảo tăng trưởng ổn định, bền vững và hiệu quả hơn.

Vì thế, ông Ánh dự báo, nếu tính qui luật của diễn biến thị trường giá cả được duy trì trong năm 2010 kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý thị trường giá cả hợp lý thì CPI cả năm có thể ở mức 1 con số. Tuy nhiên, nếu các điều kiện này không đảm bảo thì CPI có thể lên tới 12-15%.

Ông Phạm Minh Thụy, Trưởng phòng Phân tích dự báo giá cả thị trường (Viện TTGC) cũng cho rằng, chỉ số CPI của Việt Nam tháng 12/2010 so với cùng kỳ 2009 sẽ ở mức 108,0–109,0%.

Như vậy, những dự báo này cho thấy, mục tiêu 7% đã đặt ra sẽ rất khó khăn để thực hiện. Bởi vì, tình thế của 2010 sẽ hoàn toàn khác năm 2009, khó có thể lấy những dữ liệu và chính sách hiện tại để tính toán hết cho năm 2010, nhất là khi kinh tế thế giới đã ra khỏi khủng hoảng, nhu cầu tăng lên.

Lo ngại của các chuyên gia trong nước cũng chính là những điểm lưu ý đối với Việt Nam trong báo cáo mới đây của các tổ chức quốc tế là kinh tế có điều kiện hồi phục, thoát khỏi ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng lạm phát cao có thể trở lại...

Cụ thể, ADB dự báo, nếu Chính phủ không thông qua các biện pháp kích thích tài khóa bổ sung, nếu các chính sách thắt chặt tiền tệ vẫn được duy trì thì tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ lên 6,5% vào năm 2010 và lạm phát là 8,5%.

Còn IMF cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010 ở mức 6% nhưng lạm phát có thể lên 2 con số do tăng trưởng tín dụng mạnh, đồng thời giá hàng hóa thế giới cao trở lại cũng sẽ tác động đến giá cả trong nước.

Nhiều yếu tố gây tăng giá

Theo ông Phạm Minh Thụy, nhìn chung, giá một số mặt hàng tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2010.

Bên cạnh đó, tình hình thiên tai dịch bệnh, điều chỉnh giá một số hàng hóa theo lộ trình hội nhập, các giải pháp “kích cầu” của Chính phủ sẽ phát huy tác dụng ở mức độ sâu và rộng... sẽ góp phần làm giá hàng hóa tăng lên.

Ngoài ra, nguy cơ lạm phát cao vào năm 2010 còn có thể xảy ra bởi một số nhân tố do bội chi ngân sách quá lớn. Năm 2009, bội chi ngân sách được công bố là 6,9% GDP, trong khi năm 2008 bội chi ngân sách chỉ ở mức trên 5% thì lạm phát đã lên tới 19,89%.

Do vậy, năm 2009, lạm phát chưa bùng phát là bởi kinh tế suy giảm - người tiêu dùng đang lo tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro nên cầu về tiêu dùng còn yếu. Tới năm 2010, kinh tế vượt khỏi suy thoái thì cầu về tiêu dùng sẽ tăng mạnh và gây áp lực lạm phát.

Ổn định kinh tế vĩ mô để phát triển dài hạn. (Ảnh: moit)
Ổn định kinh tế vĩ mô để phát triển dài hạn. (Ảnh: moit)

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao trong 2009 sẽ là áp lực rất mạnh lên mặt bằng giá năm 2010, nhập siêu đang có chiều hướng tăng cao trở lại, trong khi xuất khẩu có dấu hiệu giảm.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nhấn mạnh, năm 2010 lạm phát có nguy cơ tăng cao trở lại vì lượng tiền trong lưu thông tăng lên từ sự nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa từ 2009 chuyển qua, sức mua tăng lên nhờ được tăng lương, giá nhiều mặt hàng quan trọng tăng lên ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung.

Chính vì thế, bên cạnh nỗ lực tăng trưởng, các chuyên gia cảnh báo, Chính phủ cần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn về thu chi ngân sách, tiền tệ, tín dụng, cán cân thanh toán quốc tế…

Đây là điều kiện cơ bản để thúc đẩy đầu tư, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng; đồng thời đề phòng tình trạng lạm phát cao quay trở lại.

Không nên đặt mục tiêu tăng trưởng quá cao, dẫn tới phải tăng mạnh đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp (hệ số ICOR cao)… sẽ làm cho nền kinh tế kém sức cạnh tranh, phát triển không bền vững.

                                                                        Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư, trong năm 2009 toàn huyện Lương Sơn có 3020 lao động được giải quyết việc làm

Hợp long cầu suối Đúng

(HBĐT) - Chiều ngày 31/ 12, công trình cầu Suối Đúng trên địa bàn thành phố Hoà Bình chính thức đã được hợp long, đúng theo kế hoạch đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Vừa dứt ưu đãi, giá ôtô tăng hàng chục triệu đồng

Giá xe ôtô của nhiều hãng bắt đầu tăng mạnh sau khi VAT phục hồi trở lại mức 10% từ 1/1/2010, thay vì 5% trong năm 2009.

Sữa lại đồng loạt tăng giá

Các đại lý sữa cho biết vừa nhận thông báo tăng giá của một số nhãn sữa lớn ngay đầu năm 2010 với mức tăng trung bình 7-10%

Ðầu tư gần 70 nghìn tỷ đồng phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2194/QÐ-TTg, phê duyệt Ðề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020, với tổng số vốn khoảng 69.900 tỷ đồng.

Kinh doanh sàn vàng: Chỉ có lợi cho “nhà cái” nước ngoài và chủ sàn vàng

Việc Thủ tướng chấm dứt hoạt động sàn vàng đang tạo ra nhiều luồng dư luận khác nhau. Tuy nhiên, phân tích về những mặt lợi và hại của hoạt động sàn vàng trong điều kiện không có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để tìm ra giải pháp thích hợp mới là điều đáng quan tâm. PV Báo SGGP trao đổi với TS Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), về vấn đề này.

Thách thức 2010

Năm 2010 được dự báo là kinh tế toàn cầu sẽ ổn định hơn. VN cũng nằm trong xu thế đó, với chỉ tiêu tăng trưởng GDP đặt ra là 6,5%. Mặc dù vậy, những vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính như ngân hàng, vàng, chứng khoán vẫn còn đó những thách thức

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục