Để giải quyết bài toán nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, năm 2010, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ hạn chế đầu tư dàn trải mà tập trung vào khâu tạo giá trị gia tăng cao cho ngành sản xuất cốt lõi dệt may.

Hiện, tổng số vốn đầu tư mà Vinatex dự kiến dành cho các chương trình trọng điểm năm nay là hơn 1.400 tỷ đồng, trong đó có việc liên doanh sản xuất xơ polyester và tìm địa điểm xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm.

Mặt khác, Vinatex đang triển khai chương trình phát triển cây bông với việc tích cực tìm kiếm quỹ đất để phát triển trang trại sản xuất bông tập trung, theo đó, có 8 dự án đã đăng ký thực hiện với diện tích gần 2.000ha, trong đó 2 dự án đang triển khai.

Ngoài ra, Vinatex và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cũng đang phối hợp xây dựng nhà máy sản xuất sợi tổng hợp tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với công suất 600 tấn/ngày, dự kiến năm 2012 đi vào sản xuất, đáp ứng 100% nhu cầu xơ, sợi tổng hợp cho ngành dệt.

Đặc biệt, Vinatex còn xây dựng 4 khu công nghiệp dệt, nhuộm tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Long An và Trà Vinh nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may.

Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cũng cho rằng, trong năm nay Vitas sẽ đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng nhằm tạo đột phá về năng suất, công nghệ trong sản xuất, tổ chức lại việc cung ứng nguyên phụ liệu trong nước, nỗ lực thu hút các nhà đầu tư để tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Do đó, nếu các doanh nghiệp dệt may trong nước có thể cung ứng tốt nguồn nguyên phụ liệu và tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan trong khu vực ASEAN thì việc nâng kim ngạch xuất khẩu năm nay lên 10,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái theo chỉ tiêu mà Bộ Công Thương đã giao sẽ không là vấn đề quá khó khăn.

Thống kê từ Vitas cho thấy, mỗi năm ngành dệt may phải nhập tới 70% nguyên phụ liệu, còn nguồn nguyên phụ liệu trong nước mới đáp ứng được 30% cho sản xuất và tập trung vào một số sản phẩm như bông đáp ứng được khoảng 10%; xơ-sợi tổng hợp 60%, sợi 70%, vải 50%, phụ liệu 70%.

Vì vậy, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu trong ngành dệt may cả nước hàng năm vẫn "ngất ngưởng" ở con số 7,36 tỷ USD. Hầu hết các nguyên phụ liệu nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Nguyên nhân khiến Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may là do sản lượng lẫn diện tích trồng bông trong nước còn quá thấp. Trong khi đó, có một số nguyên phụ liệu khác mà trong nước đã sản xuất được thì giá thành lại cao hơn sản phẩm nhập khẩu tới 5%, hơn thế lại có chất lượng không ổn định./.

                                                                                    Theo TTXVN

Các tin khác

Phân xưởng lắp ráp ô-tô.
Công dân ngành điện bảo dưỡng đường dây.
Nhiều chị em phụ nữ xã Long Sơn chủ động tận dụng nguồn vốn phát triển kinh tế hiệu quả.
Cụm công nghiệp Hắc Dịch ở Bà Rịa Vũng Tàu.

Cổ tức ngân hàng: Giữ hợp lý để tính kế lâu dài

Trong lúc một số ngân hàng lớn đẩy tỉ lệ chia cổ tức năm lên đến 24-25%, phần nhiều các NHTM hiện chỉ giữ tỉ lệ chia cổ tức quanh mức hoặc chỉ nhỉnh hơn lãi suất huy động tối đa. Giải pháp được cho là nhằm tính đến sự phát triển trong lâu dài.

Gần 2.000 tỷ đồng bình ổn giá xăng dầu

Theo Liên Bộ Tài chính - Công Thương, để kìm giá bán lẻ xăng dầu trong nước, cơ quan này đã chi khoảng 2.000 tỷ đồng từ quỹ bình ổn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu gạo gần tới mốc 1 tỷ USD

Hiệp hội Lương thực VN (VFA) đã cho biết trong tuần đầu tiên của tháng 5-2010, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 132.409 tấn gạo, trị giá 59,1 triệu USD. Theo đó, tổng lượng gạo từ đầu năm đến ngày 7-5 đạt trên 2,1 triệu tấn với kim ngạch 983 triệu USD.

Làm gì để quản lý và khai thác hiệu các công trình thủy lợi? Bài 2: Cần phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi

(HBĐT) - Công tác quản lý khai thác các CTTL đang đứng trước những bất cập, cả địa phương và công ty đều muốn được quản lý công trình, trong khi đó tỉnh chưa tiếp cận được nguồn kinh phí cấp bù hỗ trợ thủy lợi phí ước tính hàng chục tỷ đồng/năm. Công tác tổ chức phân cấp hoạt động và phân cấp quản lý khai thác CTTL là yêu cầu bắt buộc.

Bài học rút ra từ sản xuất vụ xuân 2010 ở xã Thanh Nông

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, xã Thanh Nông, huyện Lạc Thuỷ gieo trồng trên 100 ha lúa, trong đó có 53 ha bị hạn và 21 ha bị nhiễm dịch rầy hại lúa. Thiệt hại nặng nề do hạn hán và dịch bệnh trên cây lúa gây ra khiến nhiều hộ nông dân điêu đứng đối diện với nguy cơ mất mùa, năng suất thấp. Đến thời điểm này, tuy chưa kết thúc vụ xuân nhưng qua diễn biến từ đầu vụ, chính quyền xã Thanh Nông đã rút ra được bài học sâu sắc về tầm quan trọng của công tác chỉ đạo sản xuất của các cấp, các ngành.

Xăng, dầu “cõng” quá nhiều thuế và phí

Các loại thuế, phí hiện hành trong cơ cấu giá xăng gồm thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế GTGT 10%, thuế nhập khẩu 17% (dầu hỏa và diesel là 10%), phí xăng dầu 1.000 đồng/lít

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục