Được sự hướng dẫn của cán bộ Trạm BVTX huyện, nông dân xã Yên Bồng thực hiện phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa.
(HBĐT) - Từ ngày 6/4, trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã xuất hiện bệnh lùn sọc đen trên cây lúa tại thôn 1- bến nghĩa xã Cố Nghĩa với diện tích 0,15 ha mật độ phổ biến 30-50 con/m2, có nơi cao 500-600 con/2.
Bà Hoàng Thị Thu Hằng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Vụ chiêm xuân năm nay, toàn huyện cấy trên 1367 ha. Đến nay, lúa đang trong giai đoạn trỗ, chín sữa là giai đoạn mẫn cảm với sâu bệnh. Trong đó có bệnh lùn sọc đen với diễn biến rất phức tạp. Hiện nay, diện tích nhiễm sọc đen toàn huyện 1,9 ha (Xã Cố Nghĩa 0,75 ha và xã Yên Bồng 1,75ha). Ngoài ra, đang có trên 300 ha đang bị nhiễm rầy cám lứa 3 gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất lúa vụ chiêm.
Ngay khi phát hiện có dịch bệnh, UBND huyện quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng trừ bệnh lùn sọc đen, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Đồng thời phân công cho các thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách các địa bàn cụ thể. Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn công tác phòng trừ bệnh lùn sọc đen bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và nhóm côn trùng môi giới truyền bệnh (Rầy lưng trắng, rầy nâu, rầy nâu nhỏ) trên các địa bàn xã và thị trấn. Tập trung tuyên truyền, cung cấp thông tin phổ biến kiến thức các biện pháp phòng trừ bệnh và nhóm côn trùng môi giới đến cơ sở và nông dân. Do vậy hầu hết các diện tích bị nhiễm rầy đều do bà con chủ động tự phun thuốc.
Ông Nguyễn Mạnh Cương ở Thôn 2- Mạnh Tiến xã Yên Bồng cho biết: Gia đình có 6 sào ruộng. Như năm ngoái, do chưa có nhiều thông tin tuyên truyền về bệnh nên diện tích bị nhiễm nhiều làm ảnh hưởng đến năng xuất. Rút kinh nghiệm, vụ chiêm năm nay tôi thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh. Đồng thời huyện, xã, thôn thường xuyên tuyên truyền bà con các biện pháp phòng bệnh nên năm nay diện tích nhiễm của gia đình khoảng 1 sào ruộng với mật độ hơn 100 con/m2. Mật độ này chưa ảnh hưởng đến năng xuất lúa nhiều lắm. Nhưng tôi vẫn phải thường xuyên theo dõi để phòng chống bệnh. Ông Trần Mạnh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Bồng cho biết: Vụ chiêm năm nay xã cấy hơn 30 ha. Trong đó có 1,75 ha bị bệnh lùn sọc đen. Ngay khi phát hiện bệnh, xã thành lập ban chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh tuyên truyền đến từng thôn, xóm để bà con chủ động phòng dịch bệnh. Trên 100 m2 lúa do bệnh lùn sọc đen bị nhiễm nặng bà con chủ động phá bỏ để bệnh không lây lan sang các ruộng khác.
Cũng theo bà Hằng thì trong thời gian này ngoài việc tuyên truyền bà con phòng trừ dịch huyện đã tuyên truyền sau khi gặt xong lúa vệ sinh đồng ruộng phòng tránh bệnh cho các vụ sau.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Năm 2005, Hội Phụ nữ xã Long Sơn, huyện Lương Sơn lần đầu tiên được tiếp cận nguồn vốn xoá đói, giảm nghèo trên danh nghĩa là một tổ tín chấp vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội với bộn bề những khó khăn khi tổng số vốn vay là 709 triệu đồng thì số nợ quá hạn khó đòi lên tới 101 triệu đồng. Trước thực trạng đó, các cấp hội phụ nữ ở đây đã có nhiều giải pháp nhằm tận dụng nguồn vốn hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo một cách bền vững.
Hiện nay, tiến độ xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp đang rất chậm, tỷ lệ lấp đầy thấp so với khu công nghiệp, do các nhà đầu tư chưa "mặn mà" với các cơ chế ưu đãi thiếu hấp dẫn của các địa phương.
Trong lúc một số ngân hàng lớn đẩy tỉ lệ chia cổ tức năm lên đến 24-25%, phần nhiều các NHTM hiện chỉ giữ tỉ lệ chia cổ tức quanh mức hoặc chỉ nhỉnh hơn lãi suất huy động tối đa. Giải pháp được cho là nhằm tính đến sự phát triển trong lâu dài.
Theo Liên Bộ Tài chính - Công Thương, để kìm giá bán lẻ xăng dầu trong nước, cơ quan này đã chi khoảng 2.000 tỷ đồng từ quỹ bình ổn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Hiệp hội Lương thực VN (VFA) đã cho biết trong tuần đầu tiên của tháng 5-2010, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 132.409 tấn gạo, trị giá 59,1 triệu USD. Theo đó, tổng lượng gạo từ đầu năm đến ngày 7-5 đạt trên 2,1 triệu tấn với kim ngạch 983 triệu USD.
(HBĐT) - Công tác quản lý khai thác các CTTL đang đứng trước những bất cập, cả địa phương và công ty đều muốn được quản lý công trình, trong khi đó tỉnh chưa tiếp cận được nguồn kinh phí cấp bù hỗ trợ thủy lợi phí ước tính hàng chục tỷ đồng/năm. Công tác tổ chức phân cấp hoạt động và phân cấp quản lý khai thác CTTL là yêu cầu bắt buộc.