(HBĐT) - Với mô hình sản xuất tổng hợp, hàng năm, gia đình chị Lê Thị Huệ ở xóm Bắc Yên, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình đã đạt thu nhập trên 100 triệu đồng. Chị Huệ là một trong những điển hình nông dân làm kinh tế giỏi của TP Hòa Bình.

 

 Chia sẻ những vất vả của ngày đầu lập nghiệp, chị Huệ cho biết: Những ngày đầu gắn bó với mảnh đất này và quyết định hướng đi cho tương lai là khoảng thời gian khó khăn nhất. Việc là một người ở địa phương khác đến lập nghiệp ở một vùng đất hoàn toàn mới với những hiểu biết còn hạn chế về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên… là trở ngại lớn nhất trong việc lựa chọn nên trồng, nuôi loại cây con gì cho phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Cũng chính vì vậy, chị đã phân vân, đã suy nghĩ rất nhiều khi quyết định hướng đầu tư có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

 

Nhờ kênh vay vốn của Ngân hàng CS-XH, gia đình chị có số vốn ban đầu để đầu tư cho sản xuất. Học hỏi kiến thức từ sách báo, tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước chị quyết định trồng vải, na; chăn nuôi lợn, gà, trâu bò và nuôi cá. “Tích tiểu thành đại”, có được đồng lãi cộng với vay thêm vốn của ngân hàng chị mở rộng sản xuất. Nhờ làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nên đàn gia súc, gia cầm của gia đình chưa bao giờ mắc dịch. Có những thời điểm, gia đình chị nuôi hàng trăm con lợn thịt và lợn giống, hơn chục con bò và gần 500 con gà thịt. Đối với chăn nuôi lợn, chị đặc biệt chú trọng đến khâu vệ sinh chuồng trại, đặc biệt là máng ăn và nguồn nước uống cho lợn. Môi trường luôn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa nuôi chị đều để chuồng không một thời gian để làm vệ sinh, phun thuốc khử trùng. Nhờ đó mà trong thời điểm ngành chăn nuôi lao đao vì thị trường trượt giá thì đàn lợn của gia đình chị vẫn luôn mang lãi cao về cho gia đình. Nhận thấy hiệu quả của nuôi cá quả, gia đình chị thuê người đào và xây ao, mỗi năm cũng cho thu hoạch 5 – 7 tạ cá. Đồng thời, có diện tích đất rộng, chị trồng hàng trăm gốc vải  cho thu hoạch vài tấn vải mỗi vụ. Với sự nhạy bén trong kinh doanh, nhận thấy quả vải tươi giá thành cao khó tiêu thụ, chị đã xây lò sấy vải rồi thuê xe mang đi tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Nhờ có hướng đi đúng đắn, mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình chị ngày càng được mở rộng và đem lại thu nhập cao. Cũng từ đó công việc ngày càng nhiều, gia đình chị phải thuê thêm lao động trong vùng. Đặc biệt vào những dịp mùa vụ, có lúc gia đình chị phải thuê gần 20 lao động với mức lương 70.000 đồng/ ngày.

 

Từ những kết quả đạt được, trong nhiều năm liền gia đình chị luôn đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Bản thân chị vinh dự được Trung ương Hội Nông dân tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua của Hội Nông dân Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010. Chị cũng là đại biểu đại diện cho tỉnh tham dự Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương đại biểu nông dân điển hình tiến tiến toàn quốc lần thứ III.

 

 

                                                                                      Nguyễn Hồng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Huyện Mai Châu chuyến dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả

(HBĐT) - Trong lần gặp gỡ các doanh nghiệp trên địa bàn cách đây không lâu, lãnh đạo huyện Mai Châu đã khẳng định: Các doanh nghiệp, các tập thể, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn là yếu tố quan trọng để huyện chuyển dịch thành công cơ cấu kinh tế, thực hiện xây dựng nông thôn mới một cách bền vững.

Người phụ nữ không cam chịu đói nghèo

(HBĐT) - Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.

Điện sẽ còn căng thẳng kéo dài

Nếu thời tiết tiếp tục diễn biến bất lợi thì việc cấp điện mùa khô 2011 và cả những năm sau sẽ khó khăn” - Lãnh đạo EVN khẳng định.

Sữa ngoại tăng giá “chạy” thông tư

Sau hàng loạt “làn sóng” tăng giá sữa ngoại khiến người tiêu dùng bất bình, Bộ Tài chính quyết định “giơ roi” bằng Thông tư 122, yêu cầu các hãng sữa cần phải niêm yết giá sữa. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/10/2010. Chưa đến thời điểm, “roi” giơ lên, giá sữa đã tăng vèo vèo.

Bám chặt thị trường nông thôn

Hệ thống phân phối hàng hóa ở những vùng xa, nông thôn vốn còn rất mỏng, vì vậy khảo sát, đánh giá lại năng lực phân phối đã giúp doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng, khắc phục tình trạng hàng gian, hàng giả đang hoành hành.

Hiệu quả vốn 120 cho ĐVTN phát triển kinh tế

(HBĐT) - Tháng 11/1993 Tỉnh đoàn triển khai dự án thí điểm “Chăn nuôi bò sinh sản” của chủ dự án Nguyễn Đức Thi, Chủ nhiệm CLB Gia đình trẻ xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, với số vốn 35 triệu đồng. Sau 2 năm triển khai dự án đã kết thúc thắng lợi, giải quyết việc làm cho 10 lao động là các thành viên của CLB thu nhập bình quân từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục