Hàng loạt lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ và phương Tây lên Iran đã làm người dân nước này khốn đốn, lạm phát tăng cao. Tehran đang tính đến hành động đáp trả.

Giá hàng hóa ở Iran tăng chóng mặt thời gian qua vì cấm vận - Ảnh: AFP

Các lệnh cấm vận của Mỹ và EU áp đặt lên Iran 18 tháng trước, nay lại được tăng cường đã giáng thêm một đòn mạnh mẽ lên nền kinh tế đang chịu lạm phát và đẩy đồng rial vào nguy cơ sụp đổ. Không chỉ vậy, những người đang phụ thuộc vào nguồn tiền gia đình, họ hàng gửi về từ Mỹ, Canada và châu Âu cũng khốn đốn vì cấm vận.

“Mấy tháng nay giá các mặt hàng ngoại nhập tăng 20-50%” - một chủ cửa hàng rau quả ở phía bắc thủ đô Tehran nói. Chính quyền Tehran đang quản lý chặt chẽ giá cả các sản phẩm nội địa (chiếm 90% sản phẩm tiêu dùng). Tuy nhiên, lạm phát 21% đã đẩy giá rất nhiều mặt hàng tiêu dùng cao đáng kể.

Giá cả tăng vọt

Trên thị trường ngoại tệ chợ đen, đồng rial xuống thấp ở mức kỷ lục so với đồng USD. Theo các hãng thông tấn, trong tuần qua tỉ giá không chính thức tại trung tâm Tehran vào khoảng 20.500 rial đổi 1 USD. Tất cả hàng nhập khẩu, đặc biệt là thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động, tivi và tủ lạnh tăng giá hơn 50%. Một người nghỉ hưu kể: “May là tôi mua máy tính xách tay hai tuần trước. Giờ đây giá đã tăng từ 15 lên 24 triệu rial”. Lương tháng tối thiểu ở Iran khoảng 7 triệu rial.

Giá một số loại dược phẩm nhập khẩu cũng tăng khoảng 30%. Còn sách ngoại văn giờ đây không còn là thứ mà người ta có thể mua được. Trước đây, một cuốn sách 20 euro sẽ được bán với giá 300.000 rial. “Nhưng bây giờ giá đã tăng lên mức 500.000, thậm chí 600.000 rial. Ai mà mua chứ” - chủ một cửa hàng sách nói. Cửa hàng này vừa hủy các đơn hàng đặt mua sách tiếng Anh và tiếng Pháp.

Thanh sát viên IAEA đến Iran

Hôm qua 29-1, đoàn thanh sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã đến Iran và dự tính gặp các quan chức Tehran ba ngày. Trưởng đoàn Herman Nackaerts cho biết chuyến đi này nhằm làm rõ các vấn đề còn tồn tại về chương trình hạt nhân của Iran và kêu gọi Tehran đối thoại

Hiện các nhà nhập khẩu Iran buộc phải mua ngoại tệ ở chợ đen, nơi giá cả tăng vọt. Nguyên nhân bởi chính quyền Tehran hạn chế bán ngoại tệ cho các nhà nhập khẩu. Cấm vận cũng gây khốn đốn cho hầu hết các kênh ngân hàng giao dịch bằng USD và euro, khiến nhiều người Iran có gia đình ở nước ngoài khó khăn trong việc nhận và gửi tiền.

Có khoảng 5 triệu người Iran sống ở nước ngoài, chủ yếu là tại Mỹ, Canada và châu Âu. Ngay cả những người khá giả nhất cũng cảm thấy sức nóng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Alireza, một bác sĩ hằng tháng phải gửi 10.000 USD cho vợ và hai con ở Mỹ, than rằng mọi thứ trở nên chật vật hơn. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đồng nghĩa với việc bác sĩ này phải tốn nhiều tiền rial hơn để chuyển cho gia đình khi quy đổi ra USD.

Một lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng là du lịch nước ngoài. Hàng triệu người Iran đi du lịch các nước mỗi năm. Ông Mohsen, chủ một cửa hàng đồng hồ sang trọng, than vãn: “Chúng tôi tính đi du lịch Bali (Indonesia) vào dịp Nowruz (tết của Iran, nhằm ngày 21-3), nhưng vợ tôi nói nếu tỉ giá USD vẫn ở mức 20.000 rial thì phải hủy chuyến đi”. Hàng loạt hãng du lịch cho biết rất nhiều du khách đã hủy chuyến đi.

Trả đũa

Quốc hội Iran dự tính đưa ra thảo luận vấn đề cắt nguồn cung cấp dầu sang EU trong vài ngày tới để đáp trả quyết định của 27 nước EU hồi tuần trước ngưng nhập dầu thô của Tehran từ ngày 1-7. EU cho các công ty ở châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu của Iran sáu tháng để có thời gian xoay xở. Ông Ahmad Qalebani, tổng giám đốc Công ty Dầu khí quốc gia Iran, cho biết nếu nước này lập tức cấm xuất dầu sang EU thì các công ty châu Âu đang còn hợp đồng treo với Iran sẽ bị thiệt hại nặng.

Trong quý 3-2011, EU đã mua 25% lượng dầu thô xuất khẩu của Iran. Tehran còn có thể áp đặt lệnh cấm xuất dầu sang EU trong năm năm. Trong bản dự thảo đáp trả EU, Tehran còn định ngưng luôn cả nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào từ các nước cấm vận Iran.

 

                                                               Theo Bao Tuoitre

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục