Khó khăn về đầu ra, hộ chăn nuôi xã Miền Đồi (Lạc Sơn) xoay sở bằng cách mang gà ra tiêu thụ ở thành phố Hòa Bình.

Khó khăn về đầu ra, hộ chăn nuôi xã Miền Đồi (Lạc Sơn) xoay sở bằng cách mang gà ra tiêu thụ ở thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Tết Nguyên đán – thời điểm mà người chăn nuôi gia cầm mong chờ xuất được lượng gà lớn vừa trôi qua. Nếu giờ này mọi năm, thị trường con giống đã nóng lên bởi nhu cầu tái đàn trong dân thì hiện tại người chăn nuôi còn đang nóng lòng, sốt ruột bởi một lượng lớn gà thương vẫn chưa tiêu thụ được..

 

Chưa có năm nào, người chăn nuôi gia cầm gặp phải cảnh này bởi thông thường, cứ vào dịp giáp Tết, giá gà lại tăng. Ví như Tết Nguyên đán 2013, giá gà tăng cao điểm lên đến 200 nghìn đồng/kg. Những ngày cận rằm tháng Giêng, giá cũng không dưới 150 đồng/kg đối với gà ta. Thế nhưng thời điểm này, giá bán ngoài thị trường chỉ chưa đến 100 nghìn đồng/kg. Với người chăn nuôi, giá xuất bán lại càng thấp rớt. Có đến hàng nghìn hộ chăn nuôi các huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lương Sơn đang phải xuất tại chuồng chỉ với giá 75.000 đồng, cao nhất là 80.000 đồng/kg. Ông Minh – một chủ trang trại gà ở xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) cho biết: Suốt mấy tháng bỏ vốn, bỏ công đầu tư vào lứa gà đồi tới mấy nghìn con trông chờ bán vào dịp Tết nhưng kết quả không được như mong đợi, giá bình quân chỉ được 75.000 đồng/kg. Đã vậy, lượng gà tiêu thụ chậm, mỗi ngày khách mua chỉ đặt vài chục con cho nên đến giờ, gà thương phẩm vẫn đầy chuồng, gà tồn còn đến gần 2.000 con.

 

Đầu tư chăn nuôi nhiều cho vụ Tết còn kể đến chị Hoa ở xóm 8, xã Hưng Thi. Ngoài hàng nghìn gà đồi, chị còn nuôi khoảng 4.000 con gà lai Lương Phượng. Chung chịu tình cảnh như các hộ chăn nuôi khác, chị vừa phải xuất bán gà thương phẩm với giá thấp, vừa loay hoay chưa tìm ra cách để tiêu thụ gà được nhanh. Cho đến hiện tại, trại gà của chị còn ế khoảng 2.000 con gà lai thương phẩm. Tuy chất lượng thịt và mẫu mã giống gà lai không kém gà ta, mức độ đầu tư khá lớn nhưng khách mua chỉ trả với giá chưa đến 40.000 đồng/kg.

 

Một chủ trang trại gà ở huyện Lương Sơn cho biết có rất ít đơn đặt hàng trong khi hàng ngày lượng gà tồn đòi hỏi tiếp tục phải cung cấp thức ăn, khả năng thua lỗ đã cầm chắc. Đối với đàn gà nuôi trong dân, một số hộ chăn nuôi bất đắc dĩ phải xoay sở bằng cách tự mang ra chợ, tập kết dọc các tuyến quốc lộ những mong bán bớt được chừng nào hay chừng ấy.

 

Từ đầu năm đến nay, không chỉ có gà thương phẩm mà nhiều sản phẩm khác như lợn, rau cũng gặp khó khăn về giá thị trường. Điều này được lý giải do sản phẩm nông nghiệp dư thừa trong khi kinh tế trong nước suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ trong dân. Theo báo cáo sơ bộ, toàn tỉnh hiện còn tồn trên 1 triệu con gà thương phẩm đến kỳ xuất bán, giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng. Ở các huyện có trang trại, gia trại tập trung như Lạc Thủy, Lạc Sơn, Kim Bôi, mỗi huyện còn tồn vài trăm nghìn con.

 

Đồng chí Lương Thanh Hải – Trưởng chi cục Thú y tỉnh cho rằng: Để vượt qua khó khăn này, người chăn nuôi cần phải kiên trì giữ đàn, trước tiên tận dụng nguồn thức ăn sẵn có để giảm tối đa giá thành và chủ động đón giá. Qua theo dõi quy luật hàng năm, nếu để xảy ra tình trạng xuất bán ồ ạt với giá thấp như hiện nay, người chăn nuôi phải chịu rủi ro thua lỗ nặng, thiệt hại nhiều, việc chấp nhận không còn hàng bán khi giá thị trường đã đẩy lên sẽ khó tránh. Trong lúc này, các hộ cần cũng cân nhắc, thận trọng về thời điểm tái đàn. Rằm tháng Giêng, tiếp đến là mùa lễ hội sẽ còn kéo dài trong vài tháng tới, nhu cầu về gà thương phẩm còn nhiều. Đây là giải pháp, cơ hội mong đợi của nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh nhằm giải quyết vấn đề tồn sản phẩm nông nghiệp trong dân.

 

                                                               

                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục