(HBĐT) - Là xã nằm ở phía bắc của huyện Lạc Thủy, Phú Thành cách trung tâm huyện 9 km có diện tích trên 3.700 ha, trong đó, trên 300 ha được quy hoạch để trồng chè. Với mục tiêu đưa cây chè trở thành cây trồng mũi nhọn mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người dân, cấp ủy, chính quyền xã Phú Thành đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân đưa các giống chè Shan tuyết vào sản xuất. Đối với chè Shan tuyết là giống chè chất lượng thơm ngon, búp đẹp đã được đưa vào trồng ở xã Phú Thành cho năng suất, sản lượng cao. Nhờ áp dụng KH -KT vào chăm sóc, mấy năm gần đây, đời sống của người dân trồng chè trên địa bàn xã Phú Thành được cải thiện đáng kể.
Chị Vũ Thị Tâm, thôn Tân Phú cho biết: Trên diện tích 7 sào chè của gia đình đã thâm canh được 5 năm, 3 năm gần đây, cây chè cho thu hoạch. Với đặc điểm của cây chè là dễ tính, phù hợp với chất đất nơi đây, mỗi tháng gia đình phải thu hoạch 3 lứa chè. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 50 triệu đồng. Giá thành của chè phụ thuộc vào thời vụ. Nếu như chè xuân có thời điểm chè lên đến 200.000 đồng/kg, trung bình hiện nay, giá thành cũng phải đạt từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Từ khi có cây chè, cuộc sống của gia đình chị và các hộ trồng chè ổn định hơn trước nhiều.
Tại gia đình chị Lê Thị Nội, thôn Tân Phú trên diện tích 3 sào bắc bộ, nhờ canh tác tốt cộng với áp dụng KH -KT vào chăm sóc, tưới dưỡng bằng dàn tưới phun tự động, do vậy đã giảm được sức người trong trồng và chăm sóc cây chè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Đối với xã Phú Thành, sau các loại cây có múi như cam Canh, cam lòng vàng, bưởi Diễn, cây chè cũng là một loại được xác định là thế mạnh và mũi nhọn trong phát triển KT -XH. Với yêu cầu, đòi hỏi kỹ thuật không cao, mọi đối tượng lao động phổ thông đều có thể làm được, là một hướng đi đúng đắn của xã Phú Thành cho một lượng lớn lao động chưa qua đào tạo. Cùng với phát triển kinh tế từ cây chè, năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 14%, thu nhập bình quân đạt 2,4 triệu đồng/người/tháng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 20,4%, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.
Hà Chung
(Đài TT-TH Lạc Thủy)
(HBĐT) - Ngày 10/6, tại xã Đồng Chum, đoàn công tác UBND tỉnh đã kiểm tra mô hình liên kết thị trường phát triển sản xuất thuộc Dự án Giảm nghèo tại huyện Đà Bắc. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng tham dự có đại diện các Sở KH & ĐT, NN & PTNT, Ban Dân tộc, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo tỉnh.
(HBĐT) - Sáng 10/6, đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Ban KT-NS (HĐND tỉnh) dẫn đầu đoàn công tác Ban KT-NS tỉnh đã tiến hành giám sát công tác quản lý, thu hút các dự án đầu tư và tình hình SX-KD của các doanh nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của T.Ư, sáng 10/6, Chi nhánh NHNN tỉnh đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác với Ủy ban MTTQ tỉnh và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Tham dự có lãnh đạo NHNN tỉnh, các ngân hàng trên địa bàn; lãnh đạo Ủy Ban MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy.
(HBĐT) - Để bổ sung những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao vào bộ giống chủ lực của tỉnh, vụ chiêm - xuân năm nay, Sở NN &PTNT đã chỉ đạo Chi cục BVTV và Trung tâm Giống cây trồng tỉnh phối hợp tổ chức sản xuất giống lúa thuần MĐ1. Với nhiều ưu điểm nổi bật, đây được đánh giá là giống lúa chất lượng cao, được khuyến cáo sử dụng rộng rãi nhằm đáp ứng hai mục tiêu: đảm bảo ổn định an ninh lương thực và sản xuất hàng hóa. Trước mắt, trong vụ mùa tới, 10 tấn sản phẩm hạt giống lúa thuần chất lượng cao MĐ1 sẽ chính thức được cung ứng ra thị trường, phục vụ gieo cấy khoảng 200 ha thuộc địa bàn hai huyện Lạc Sơn và Yên Thủy.
(HBĐT) - Hội Phụ nữ xã Bắc Phong (Cao Phong) quản lý 5 tổ TK &VV với gần 200 thành viên vay vốn 7 chương trình tín dụng ưu đãi với dư nợ trên 2, 6 tỉ đồng, thu lãi hàng năm đều đạt trên 98%, không có nợ quá hạn; số dư tiền gửi tiết kiệm huy động của các thành viên vay vốn thông qua tổ tiết kiệm 22 triệu đồng.
(HBĐT) - Hào Lý là xã thuần nông có gần 200 ha đất nông nghiệp. Nhiều năm nay, bà con chủ yếu trồng ngô và mía. Đã nhiều lần xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như nhãn, xoài, cà phê, thanh long... vào đồng đất nhưng không thành.