Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng các đại biểu kiểm tra mô hình liên kết trồng gừng tại xã Đồng Chum.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh cùng các đại biểu kiểm tra mô hình liên kết trồng gừng tại xã Đồng Chum.

(HBĐT) - Ngày 10/6, tại xã Đồng Chum, đoàn công tác UBND tỉnh đã kiểm tra mô hình liên kết thị trường phát triển sản xuất thuộc Dự án Giảm nghèo tại huyện Đà Bắc. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng tham dự có đại diện các Sở KH & ĐT, NN & PTNT, Ban Dân tộc, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo tỉnh.

 

Từ năm 2012 đến nay, thực hiện tiểu hợp phần đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ sản xuất kinh doanh, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động trồng mía nguyên liệu tại xã Cao Sơn, Vầy Nưa và trồng gừng tại xã Đồng Chum. Với tổng diện tích mía thực hiện gần 22,6 ha, diện tích gừng 41,5 ha, các mô hình liên kết đã thu hút hơn 350 hộ tham gia, thành lập được 17 nhóm CIG. Nhờ được đầu tư giống tốt, bón phân đúng quy trình nên ở vụ thu hoạch mía năm đầu tiên đã đạt lãi ròng trên 40 triệu đồng/ha, dự kiến mức thu hoạch năm thứ 2 sẽ đạt lãi ròng từ 50 – 60 triệu đồng/ha. Riêng về liên kết trồng gừng ở xã Đồng Chum đang cho hiệu quả bước đầu với diện tích trồng đạt 100% kế hoạch, gừng phát triển tốt.

 

Tại buổi làm việc, đại diện các nhóm hộ đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình liên kết, đồng thời đề xuất, kiến nghị về việc nâng mức hỗ trợ đối với các tiểu dự án và tăng cường tập huấn cho các Ban Phát triển xã, tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất.

 

Sau khi nghe huyện báo cáo tình hình thực hiện các hoạt động liên kết thị trường và kiểm tra thực tế đối với mô hình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh ghi nhận những kết quả bước đầu của tiểu hợp phần do Dự án Giảm nghèo mang lại và đề nghị Ban quản lý Dự án tỉnh, huyện tập trung đôn đốc, phối hợp với doanh nghiệp liên kết hướng dẫn sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật của các nhóm CIG; cấp ủy, chính quyền địa phương thụ hưởng mô hình có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa thiết thực, hiệu quả của các liên kết từ đó tuyên truyền, động viên phía người dân tham gia thực hiện đúng cam kết về bảo đảm quy trình kỹ thuật và “đầu ra” sản phẩm nhằm tạo dựng lòng tin, tạo mối quan hệ liên kết thị trường bền vững.

 

 

                                                                              Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Phó trưởng Ban KT-NS (HĐND tỉnh) phát biểu kết luận tại buổi giám sát.
Lãnh đạo NHNN chi nhánh tỉnh ký kết chương trình công tác với lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh.
Cán bộ ngành NN &PTNT khảo sát, đánh giá hiệu quả sản xuất giống lúa MĐ1 tại Trại sản xuất giống cây trồng Lạc Sơn (Trung tâm Giống cây trồng tỉnh).
Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, hội viên phụ nữ xóm Hải Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong) đầu tư trồng mía tím đem lại thu nhập khá.

Xã Hào Lý: Khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng

(HBĐT) - Hào Lý là xã thuần nông có gần 200 ha đất nông nghiệp. Nhiều năm nay, bà con chủ yếu trồng ngô và mía. Đã nhiều lần xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như nhãn, xoài, cà phê, thanh long... vào đồng đất nhưng không thành.

Xã Cao Thắng: Phát huy lợi thế, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Cao Xuân Ái, Chủ tịch UBND xã Cao Thắng (Lương Sơn) cho biết: Thành công với công tác giảm nghèo bền vững là Cao Thắng đã định hình được hướng phát triển khá đồng đều trong các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, TTCN và dịch vụ.

Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký hoạt động cho 14 doanh nghiệp

(HBĐT) - Theo Sở KH &ĐT, trong tháng 5, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư 2 dự án đầu tư. Đến nay, toàn tỉnh có tổng số 393 dự án, trong đó, 29 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 442 triệu USD và 364 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 54.836 tỷ đồng.

Toàn tỉnh trồng mới 2.383 ha rừng

(HBĐT) - Theo Sở NN &PTNT, thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2014, các huyện, thành phố và lâm trường trong tỉnh đã chủ động làm đất và cây giống. Đến trung tuần tháng 5, toàn tỉnh đã trồng mới 2.383 ha rừng tập trung, đạt 28% kế hoạch. Độ che phủ của rừng trên địa bàn tỉnh giữ ổn định ở mức 49,3%.

Ngô “không hạt” ở Phúc Tuy là do thời tiết bất thường

(HBĐT) - Mô hình hợp tác gia công sản xuất hạt giống ngô LVN 23 giữa người dân 3 xóm Khoang, Vỏ, Bọ, xã Phúc Tuy- Lạc Sơn với Viện Nghiên cứu ngô Trung ương (Đan Phượng- Hà Nội) kết quả không như mong muốn. Ngày 7/6, Phó Viện trưởng- TS Đặng Ngọc Hạ, Tổ trưởng tổ nghiên cứu chọn tạo giống ngô thực phẩm; TS Nguyễn Thị Nhài, CBKT trực tiếp chỉ đạo sản xuất, KS Nguyễn Văn Diện đã có buổi họp với tất cả các hộ gia đình tham gia hợp đồng gia công giống ngô cùng với Trưởng thôn và Bí thư chi Bộ xóm Khoang, xã Phúc Tuy nhằm đánh giá tình hình hợp tác sản xuất ngô gia công ngô giống vụ xuân vừa rồi.

Nỗ lực giữ ổn định hệ thống truyền tải điện cao áp

Giữa tháng 5 vừa qua, máy biến áp (MBA) 500kV-900MVA (AT1) của Trạm biến áp (TBA) 500kV Hiệp Hòa bị sự cố pha A tách ra khỏi vận hành. Sau đó, ngày 21-5, MBA AT2 của TBA Hiệp Hòa bị sự cố pha B phải tách ra khỏi vận hành. Ngay sau khi xảy ra sự cố, để bảo đảm cung cấp điện cho Thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVN NPT) đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nỗ lực khẩn trương, tập trung lực lượng và thiết bị, khắc phục sự cố, bảo đảm hệ thống điện cao áp 220-500kV hoạt động ổn định, an toàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục