(HBĐT) - Trong năm 2014, huyện Lương Sơn có 8 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký 6.374 tỷ đồng, nâng tổng dự án trên địa bàn huyện được cấp giấy chứng nhận đầu tư lên 156 dự án.

 

Ngoài ra, 15 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng 163 tỷ đồng và cấp 171 đăng ký kinh doanh với tổng số vốn 28,198 tỷ đồng. Cấp đăng ký kinh doanh mới và đăng ký thay đổi nội dung kinh doanh cho 141 hộ. Bên cạnh đó, huyện thành lập mới 1 HTX nông nghiệp, thủy lợi, nâng tổng số doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh lên 498 với số vốn đăng ký 6.689 tỷ đồng.

 

                                                                    Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Gia đình chị Quách Thị Thuỷ, thôn Rị, xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) có thu nhập cao sau khi tham gia Dự án “Phát triển vùng cây có múi và cải tạo vườn tạp”.
Không có hình ảnh
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy thăm cơ sở sản xuất, chế biến chè tại xã Trung Thành (Đà Bắc).

Giải quyết việc làm có nhiều khởi sắc

(HBĐT) - Đó là khẳng định của đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ -TB&XH) khi trao đổi về công tác giải quyết việc làm trong năm 2014. Trong năm, tình hình lạm phát được kiềm chế, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động với nhiều đơn hàng giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, nông dân được mùa, được giá đã thúc đẩy việc làm tại chỗ trên địa bàn.

Kim ngạch xuất khẩu bứt phá

(HBĐT) - Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh lần đầu vượt ngưỡng 100 triệu USD. Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu lần nữa tăng tốc ngoạn mục với giá trị vượt mốc 150 triệu USD, tăng 42,45% so với năm trước. Những con số biết nói này đã khẳng định hoạt động xuất khẩu đang có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa

(HBĐT) - Năm 2014 là năm đầu tiên tỉnh ta thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đây thực chất là quá trình tạo ra sự thay đổi trong từng lĩnh vực của ngành nhằm mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Căn cứ kế hoạch hành động đã được UBND tỉnh ban hành, các địa phương tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (SXHH), từ đó củng cố nội lực để đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Cuộc sống mới ở vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Những xã vùng cao của huyện Tân Lạc trước đây hạ tầng cơ sở thiếu thốn, điều kiện sản xuất, trình độ thâm canh không thuận lợi, các mặt văn hóa, y tế, giáo dục chưa tiến kịp so với các xã vùng thấp... Tuy nhiên giờ đây, những khó khăn đã từng bước được đẩy lùi, người dân vùng cao đang chung sức xây dựng cuộc sống mới ngày càng no ấm, giàu đẹp.

Xóa đói - giảm nghèo ở vùng đất khó Yên Thủy

(HBĐT) - Yên Thủy là vùng đất vừa xa, vừa “khó” của tỉnh, tỷ trọng nông nghiệp còn cao, chiếm xấp xỉ 40%, có hơn 80% dân số là nông dân, sản xuất và cuộc sống người dân phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Trong khi đó, vùng đất này không được thiên nhiên ưu đãi, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn, cùng với đó là hệ thống hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi còn thấp kém đã ảnh hướng lớn đến sự phát triển KT -XH. Vượt lên những khó khăn khách quan, huyện Yên Thủy cụ thể hóa các nghị quyết thành các chương trình hành động cụ thể đến tận cơ sở để tổ chức thực hiện, tạo được bước tiến khả quan trong công tác xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống dân sinh, nhất là ở vùng khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục