BCĐ chương trình xây dựng NTM xã Bắc Phong (Cao Phong) thường xuyên họp giao ban nắm bắt những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
(HBĐT) - Hiện tại, xã Bắc Phong (Cao Phong) mới hoàn thành được 10 tiêu chí NTM (trong đó tiêu chí chợ nông thôn được miễn), còn lại 9 tiêu chí đều được đánh giá là khó như giao thông, thủy lợi, văn hóa, môi trường, tỷ lệ hộ nghèo... Theo đánh giá của BCĐ chương trình xây dựng NTM xã Bắc Phong, hầu hết các tiêu chí xã chưa hoàn thành đều có chung khó khăn về nguồn vốn, các hạng mục trạm - trường - đường đều chưa có nguồn kinh phí để đầu tư.
Tuy nhiên, Bắc Phong cũng có điều kiện thuận lợi trong thực hiện chương trình xây dựng NTM, đồng chí Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong quá trình thực hiện, xã luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và phối hợp có hiệu quả trong tổ chức thực hiện giữa các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, huy động được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo được sự đồng thuận cao của toàn xã hội với chủ trương xây dựng NTM. Hệ thống quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện chương trình đã được thành lập và luôn được củng cố, kiện toàn. Công tác triển khai lập quy hoạch, xây dựng đề án xã theo tiêu chí NTM được triển khai thực hiện cơ bản đạt kế hoạch đề ra. Xã đã tranh thủ vốn từ các chương trình, dự án lồng ghép đầu tư vào khu vực nông thôn phát huy được hiệu quả. Với cách làm, lấy hộ gia đình NTM làm hạt nhân, chọn những tiêu chí dễ, tiêu chí ít vốn đầu tư để thực hiện trước, tiêu chí khó làm sau, nhờ đó, chương trình xây dựng NTM bước đầu đạt được hiệu quả nhất định.
Song, chương trình xây dựng NTM ở xã Bắc Phong vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Các tiêu chí còn lại cần có nguồn vốn đầu tư rất lớn. Đơn cử như tiêu chí số 15 về y tế, trạm y tế của xã được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, phòng chuyên môn không đạt chuẩn. Theo như kế hoạch, trong tháng 7, tổ chức ChildFund đầu tư khởi công xây dựng Trạm y tế xã với thiết kế, số lượng phòng chuyên môn đạt chuẩn theo bộ tiêu chí xây dựng NTM. Với tiêu chí 17 về môi trường, các công trình vệ sinh, nước thải sinh hoạt, chăn nuôi... dẫn ra bãi thải cộng đồng chưa được đầu tư xây dựng, chủ yếu là do các hộ gia đình tự làm, không theo quy hoạch, chính vì vậy đã dẫn đến ô nhiễm môi trường. Đồng thời, xã chưa có bãi rác tập trung, rác thải sinh hoạt các gia đình tự tiêu hủy bằng cách đốt tại vườn. Đối với lĩnh vực giáo dục, hiện xã còn 1 trường mầm non đang xây dựng, dự kiến đầu năm học 2015 - 2016 sẽ đưa vào sử dụng.
Trong các tiêu chí chưa hoàn thành, tiêu chí nhà ở dân cư cũng khó thực hiện khi hộ nghèo trong xã còn 177 hộ, 267 hộ cận nghèo. Hàng năm, xã trích nguồn quỹ "Vì người nghèo" hỗ trợ 1 - 2 hộ (15 triệu đồng /hộ) xây dựng nhà ở. Do nguồn quỹ hạn chế nên để hỗ trợ hộ nghèo xây nhà cần phải có thời gian.
Trong năm 2015, xã được đầu tư 200 triệu đồng vào chương trình xây dựng NTM. Xã đã đầu tư sửa chữa nhà văn hóa và làm đường giao thông xóm Khụ. Hiện tại, đường xóm Khụ đã hoàn thành được 50%, xã sẽ đầu tư 100 triệu đồng cùng nhân dân hoàn thành nốt phần đường còn lại. Trong những năm qua, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lồng ghép vào các cuộc họp về chủ trương lớn này. Nhờ đó, người dân đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm và luôn tự giác, tự nguyện đóng góp ngày công, vật chất xây dựng các công trình phúc lợi. Phong trào hiến đất làm đường giao thông là một minh chứng cụ thể, 100% hộ dân tự nguyện hiến đất thổ cư, đất vườn để làm đường.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm những vườn nhãn sai trĩu quả đang chờ ngày thu hoạch từ Vĩnh Tiến, Tú Sơn, Bình Sơn cho đến Sơn Thủy, đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng Phòng NN &PTNT huyện phấn khởi cho biết: Tính đến cuối tháng 6/2015, toàn huyện đã cải tạo vườn, đồi tạp trồng được hơn 1.000 ha cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Đáng lưu ý có những cây trồng đặc sản như 160 ha nhãn, 500 ha cây có múi... Giá trị kinh tế đối với cây nhãn ước đạt khoảng 250 - 300 triệu đồng /ha, cây có múi đạt khoảng 200 - 300 triệu đồng /ha. Nhờ vậy, đời sống người nông dân đã có nhiều khởi sắc. Phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đưa ngành nông nghiệp huyện Kim Bôi phát triển theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
(HBĐT) - Không chỉ là người phụ nữ chăm chỉ, cần mẫn, ham học hỏi, nhạy bén trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, chị Đỗ Thị Phượng, thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) còn là người phụ nữ hăng hái đi đầu trong các phong trào thi đua của Hội Phụ nữ và địa phương phát động; tích cực với phong trào xây dựng, duy trì tổ, nhóm phụ nữ tiết kiệm và giúp nhau phát triển kinh tế...
(HBĐT) - Cách đây gần 5 năm, khi quay lại con đường từ Tự Do ra xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn), nhìn con đường mấp mô, gập ghềnh trong bụi mờ ở phía sau lưng, lòng thầm nhủ: “Chỉ khi nào con đường này được cải tạo, nâng cấp mới quay lại miền non cao này”. Đường với sá, may mà không nổ lốp xe dọc đường! Nhưng cánh tay đã quá mệt mỏi, rã rời vì phải ghìm tay lái suốt cung đường “ổ trâu, ổ gà” này. Nhưng cách đây không lâu, gặp lại Chủ tịch UBND xã Tự Do tại TPHB cùng lời mời: Anh sẽ lên với Tự Do chứ lại có điều thôi thúc trở lại xã vùng cao, vùng ĐBKK này...
(HBĐT) - Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh ta đang thực hiện các giải pháp cụ thể để phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống một cách bền vững hướng tới mục tiêu tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói - giảm nghèo ở nông thôn.
Ngày Hợp tác xã Quốc tế lần thứ 93 của Liên minh Hợp tác xã quốc tế và Ngày Quốc tế Hợp tác xã lần thứ 21 của Liên Hợp quốc
Thứ 7 ngày 4 tháng 7 năm 2015