Rau sắng là sản phẩm bản địa được người dân xã Thung Khe (Mai Châu) thu hái, cung ứng ra thị trường.

Rau sắng là sản phẩm bản địa được người dân xã Thung Khe (Mai Châu) thu hái, cung ứng ra thị trường.

(HBĐT) - Gần đây, một số loại rau, củ, quả bản địa có xu hướng ngày càng được ưa chuộng trên thị trường, trở thành rau hàng hoá. Điều này cho phép bà con nông dân tận dụng lợi thế đa dạng về cây trồng, tăng thu nhập từ cung cấp tới người tiêu dùng sản phẩm rau, củ, quả có chất lượng.

 

Xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) không chỉ là nơi có phong trào chuyển đổi cây trồng đa dạng mà còn là vùng trồng rau bản địa theo hướng bán thâm canh khá đặc trưng tại địa phương. Loại rau mà nông hộ đưa vào sản xuất là rau tầm bóp trước đây thường mọc tự nhiên, không qua công đoạn chăm sóc, được bà con hái về sử dụng trong bữa ăn gia đình. Ở đây, bên cạnh các cây rau khác như khoai tây, bắp cải, xu hào, đậu cô ve…, các hộ thường dành riêng một số khoảnh, luống trong phạm vi chăm sóc được để trồng tầm bóp. Nhờ điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp nên loại rau bản địa này phát triển tốt, chăm sóc đơn giản, hầu như không phải thêm phân bón. Chính bởi vậy mà tầm bóp sau thu hái nguồn cung không đáp ứng đủ cầu. Thường thì rau được mua tại ruộng, một số ít sản phẩm được đầu mối tiêu thụ đưa về bán tại chợ thị trấn Mai Châu, còn lại gần như đều được đem cung ứng cho miền xuôi, giá bán cao hơn hẳn so với các loại rau khác.

 

Còn tại một số xã như Tân Vinh, Nhuận Trạch, Cư Yên, Hợp Hoà của huyện Lương Sơn, quả lặc lày đã trở thành một trong những loại rau, củ, quả có thế mạnh, mang lại nguồn thu đáng kể cho bà con nông dân. Nhất là từ sau triển khai phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ, có sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ với thị trường thành phố Hà Nội, quả lặc lày được bán với giá cao, ổn định hơn. Năm 2014, loại quả thực phẩm này cùng với rau, quả hữu cơ được chứng nhận nhãn hiệu tập thể với diện tích hiện có khoảng hơn 7 ha, thu nhập bình quân khoảng trên 300 triệu đồng/ha. Chứng nhận đồng thời công nhận bản quyền thương hiệu và chất lượng quả lặc lày và rau hữu cơ Lương Sơn trên thị trường, thúc đẩy mở rộng đầu ra sản phẩm, tạo dựng và khẳng định niềm tin đối với người tiêu dùng.

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Phó chi cục BVTV cho biết: các loại rau, củ, quả bản địa khác như sắng, bò khai, sam, rền cơm, cải đồng (rau ăn lá), su su (lá, quả), hành chăm (nhóm gia vị), khoai sọ (củ)… có lợi thế về tiêu thụ đã và đang được bà con nông dân trồng, khai thác với quy mô nhỏ và vừa ở một số xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh trên cơ sở tận dụng điều kiện vùng tiểu khí hậu, đất đai đa dạng. Tuy nhiên, việc nhân diện rộng vùng cây bản địa có những bất lợi về mặt quy mô. Hiện nay, mỗi nhóm cây bản địa mới chỉ thực hiện với quy mô nhiều nhất là vài chục ha như su su lấy ngọn ở huyện Tân Lạc. Vùng trồng còn manh mún, quy mô nhỏ là do giao thông chia cắt, khó có sự liên kết để hình thành vùng sản xuất lớn.

 

Cũng theo đồng chí Phó chi cục trưởng chi cục BVTV, ưu điểm của rau bản địa là loại cây trồng gần với tự nhiên, kỹ thuật canh tác cũng gần với tự nhiên. Thêm vào đó, tỉnh ta gần với thị trường tiêu thụ lớn, có nhu cầu về rau đảm bảo ATTP. Những năm gần đây, với sự hỗ trợ của một số Chương trình, Dự án đã hình thành nhóm nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tập trung cho nhóm rau bản địa như ở huyện Lương Sơn, khoai sọ bản địa chủ yếu ở xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) và Phúc Sạn (Mai Châu), rau su su ở các xã vùng cao của huyện Tân Lạc. Ngoài ra, một số sản phẩm bản địa khác như tỏi tía Pù Bin, Noong Luông (Mai Châu), Bắc Sơn (Tân Lạc) được tiêu thụ tốt. Để sản xuất rau, củ, quả bản địa tiến tới thâm canh hoặc bán thâm canh, các cơ quan chuyên môn đang tiếp tục nghiên cứu, phân tích bài bản hơn từ kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân thích hợp đối với loại cây bản chất mọc hoang dại này. Trước mắt, một số loài rau bản địa đã được đưa vào trồng thử nghiệm để đánh giá trước khi đi vào thâm canh như rau sắng, bò khai trồng tại xóm Thăng, xã Hoà Bình (thành phố Hoà Bình). Trung tâm Giống cây trồng Hoà Bình cũng đã thử nghiệm trồng bò khai tại xã Tân Phong (Cao Phong) theo phương pháp râm đốt. Tỉnh ta cũng có một số chính sách khuyến khích hỗ trợ một số sản phẩm trồng trọt, trong đó có rau bản địa về bao tiêu sản phẩm, tổ chức sản xuất, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu.

 

 

                                                                     

 

                                                                         Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Người dân xóm Rồng, xã Hiền Lương (Đà Bắc) được hỗ trợ máy tẽ ngô, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động sản xuất.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa giai đoạn 2015-2020

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Kim Bôi phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Những năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện Kim Bôi đã tập trung phát triển kinh tế theo hướng trồng rừng sản xuất. Phát triển kinh tế rừng đã đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế - xã hội, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ rừng và tạo việc làm tại chỗ, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói - giảm nghèo cho người dân địa phương.

Ngân hàng CSXH đồng hành cùng chương trình "Cặp lá yêu thương"

(HBĐT) - Chương trình “Cặp lá yêu thương” với sứ mệnh là cầu nối để các nhà hảo tâm (được gọi là “Lá lành”) hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn (được gọi là “Lá rách”) trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo thành các cặp đôi hỗ trợ nhau vượt khó. Mỗi hoàn cảnh khó khăn sẽ được kêu gọi để được hỗ trợ với số tiền tối thiểu là 200.000 đồng/tháng.

Thu ngân sách Nhà nước đạt 2.435 tỷ đồng

(HBĐT) - Đây là số thu ngân sách Nhà nước thực hiện trong năm 2015, bằng 127% dự toán Chính phủ giao và đạt 108% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, trong đó thu trong cân đối là 2.335 tỷ đồng, thu quản lý qua ngân sách Nhà nước 100 tỷ đồng.

Cải tạo đất và thâm canh để nâng giá trị gạo Trung Bì

(HBĐT) - Trong nhân dân ca tụng rằng cùng một giống lúa, cùng chung nguồn nước tưới nhưng chất lượng gạo do bà con nông dân xã Trung Bì (Kim Bôi) sản xuất ra lại thơm ngon hơn hẳn so với vùng khác. Sản phẩm bao giờ cũng bán được giá cao hơn so với gạo của xã bạn và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Gạn lọc, chắt chiu để tránh lãng phí nguồn ngân sách

(HBĐT) - Về cơ bản, các cơ quan, đơn vị, trên địa bàn đã thực hiện việc siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính trong điều hành ngân sách. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn có đơn vị, địa phương sử dụng nguồn dự phòng sai quy định, cho vay, tạm ứng kéo dài nhiều năm, chậm thu hồi; sử dụng nguồn tăng thu, chi chuyển nguồn không đúng quy định... gây lãng phí. Đó là nhận định của đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) thông qua quá trình thực hiện chương trình khảo sát, giám sát tình hình thực hiện dự toán thu - chi và phương án phân bổ ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục