Đại diện Cục Trồng trọt và chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh trao phân bón và giống ngô cho các hộ thực hiện mô hình.
(HBĐT) - Ngày 3/3, Đoàn Thanh niên Cục Trồng trọt phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức triển khai mô hình hỗ trợ xã khó khăn năm 2016 tại xã Bảo Hiệu (Yên Thủy).
Thực hiện chương trình tìm kiếm trợ giúp nhân dân vùng khó khăn, xã Bảo Hiệu được lựa chọn triển khai mô hình trồng ngô giống mới CP511 cho năng suất cao, mẫu mã đẹp. Mô hình có sự tham gia của 14 hộ dân xóm Đội 2 trên diện tích 2,5 ha. Đồng hành với mô hình, hai nhà tài trợ gồm Công ty cổ phần hạt giống CP Việt Nam và Công ty phân bón hoá chất Dầu khí miền Bắc đã trao 40 kg giống, 3 tấn phân bón cho các hộ. Quá trình thực hiện, các cơ quan chuyên môn của Cục Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật.
Mô hình nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các hộ tham gia. Các nhà tài trợ đề nghị hộ hưởng lợi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thâm canh để đạt năng suất như dự kiến, đảm bảo mô hình thực hiện thành công, tiến tới nhân diện rộng, góp phần thúc đẩy giảm nghèo bền vững ở địa phương. Nhân dịp này, Cục Trồng trọt cũng tặng 20 suất quà cho các em học sinh vượt khó trường tiểu học Xã Bảo Hiệu.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 2/3, Ban Chỉ đạo (BCĐ) sắp xếp đổi mới và phát triển nông, lâm trường tỉnh tổ chức họp bàn về phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe đánh giá về tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
HBĐT) - Cùng lãnh đạo UBND thị trấn Đà Bắc, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu của gia đình ông Nguyễn Quang Hà, Trưởng tiểu khu Thạch Lý. Đón tiếp chúng tôi, ông Hà chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi chỉ kinh doanh đồ gỗ dân dụng. Đến năm 2013, gia đình thành lập Công ty TNHH MTV Hà Cường Phát với ngành nghề xây dựng cơ bản, kinh doanh đồ sắt, gỗ dân dụng. Công ty có doanh thu 6 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho từ 30- 40 lao động trên địa bàn với thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/ tháng”.
(HBĐT) - Hồ Hòa Bình từ lâu được ví như một “Hạ Long trên cạn” với những đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mênh mông và bao quanh là những dãy núi kỳ vĩ. Hồ có chiều dài trên 70 km, trải rộng trên địa bàn gần 20 xã thuộc 5 huyện, thành phố, được hình thành sau khi có công trình thuỷ điện Hoà Bình. Tổng diện tích mặt hồ vào khoảng 2.250 km2 với dung tích hơn 9 tỷ m3 nước. Chính vì nguồn lợi thế, tiềm năng dường như vô tận này mà trước đây người chỉ biết thả lưới, giăng câu đánh bắt cá trên sông hồ. Thì nay, nghề nuôi cá lồng đã và đang được phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn thu nhập đáng kể đối với người dân hai ven bờ hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Khu ruộng 5% của xã Dân Chủ cho HTX thuê được quy hoạch gọn gàng. Nông dân, xã viên miệt mài lao động, chỗ xới đất, đánh gốc, tra phân, chỗ trồng gừng, trồng và chăm sóc chuối Thái Lan. Dừng tay chỉ đạo nông dân thực hiện các quy trình sản xuất trồng, chăm sóc chuối, Giám đốc HTX Phạm Văn Nhường cho biết: Nằm trong thực trạng chung của các HTX toàn tỉnh, mươi năm về trước, HTX hoạt động không hiệu quả, xã viên và người nông dân mất niềm tin vào mô hình HTX. Từ khi chuyển đổi theo Luật mới, HTX Dân Chủ đã tranh thủ sự quan tâm của các cấp, ngành thực hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, bước đầu lấy lại niềm tin của bà con nông dân, vươn lên thành HTX dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước, được nhận cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2015 và đang đề nghị Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 giảm 0,37% so với tháng trước. Do ảnh hưởng của thời gian nghỉ Tết Bính Thân nên so với tháng 1, các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến chỉ số giảm (khai khoáng giảm 31,91%; công nghiệp chế biến giảm 10,87%).
(HBĐT) - Những năm gần đây, để phát triển, mở rộng sản xuất, ông Bùi Văn Tiến ở khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) sử dụng nguồn vốn vay của quỹ tín dụng nhân dân Cao Phong. Với sự “tiếp sức” của vốn tín dụng, gia đình ông đã giải quyết được những khó khăn trong đầu tư mở rộng diện tích trồng cam, có thu nhập hàng tỷ đồng sau mỗi vụ thu hoạch. Một trường hợp khác là ông Nguyễn Văn Mạnh ở khu 3, thị trấn Cao Phong cũng là khách hàng thường niên vay vốn tại quỹ tín dụng. Hàng năm, sau mỗi kỳ đầu tư cho sản xuất, đời sống kinh tế của gia đình ông Mạnh khấm khá hơn.