Những số liệu thống kê về phong trào TDTT quần chúng: 100% số trường học ở TPHCM đạt yêu cầu về giáo dục thể chất, 99,8% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể... cho thấy ngành thể thao TPHCM chưa dám nhìn thẳng vào sự thật

Trong báo cáo sơ kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 20 – NQ/TU của Thành ủy TPHCM về phát triển TDTT vừa được UBND TPHCM công bố trước thềm năm 2010, thể thao TPHCM đặt ra mức phấn đấu giành vị trí đứng đầu về thể thao thành tích cao trong 5 năm tới.

Đây xem ra là một thách thức khá lớn, thậm chí khó khả thi, khi thực tế hoạt động thể thao TPHCM nhìn lại 10 năm qua gần như là sự tuột dốc.

Giới chuyên môn đánh giá báo cáo kể trên chỉ có thể là sự ước lệ cho phong trào, còn nếu thẳng thắn nhìn nhận, sẽ còn rất nhiều vấn đề mà bản thân ngành TDTT cần phải tiếp tục củng cố một cách nghiêm túc, quyết liệt mới có thể đạt được yêu cầu mới.


Báo cáo chạy theo thành tích ?


Theo số liệu thống kê về phong trào TDTT quần chúng cấp cơ sở cho đến thời điểm hiện nay, toàn TPHCM có 322 phường, xã, thị trấn đạt 100% danh hiệu đơn vị tiên tiến. Đây là điều gây nhiều ngạc nhiên đối với nhiều người bởi nếu chỉ nói riêng đến quỹ đất, công trình, sân bãi tập luyện  TDTT thì có khá nhiều cơ sở khó lòng có được một địa điểm tập luyện đúng nghĩa (chỉ tiêu 2,2 m2/người) trong tình trạng tấc đất là tấc vàng.


Qua quá trình kiểm tra thực tế, khá nhiều cán bộ quản lý TDTT cơ sở cho rằng bộ mặt hoành tráng của phong trào TDTT quần chúng ở TPHCM chỉ có thể là những số liệu báo cáo của ngành TDTT nhằm khỏa lấp một thực tế buồn trong nhiều năm qua.

Nguyên nhân chủ yếu là áp lực chỉ tiêu thi đua do ngành TDTT đặt ra chạy theo thành tích hơn là đầu tư cơ bản và luôn đặt cơ sở phải dối với chính mình bằng những con số không có thực...


Tương tự như trên, con số 100% số trường học ở TPHCM đạt yêu cầu về giáo dục thể chất, 99,8% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể được đưa ra là điều khó thuyết phục phụ huynh khi thực tế còn khá nhiều học sinh đến trường chỉ biết bó gối trong lớp học, khoảng trống để có thể vận động chỉ là hàng hiên nhỏ...


TPHCM có hàng trăm sân cỏ nhân tạo hình thành trong 3 năm gần đây nhưng bóng đá đỉnh cao ngày càng sa sút. Ảnh: Q.Liêm


Đó là chưa nói đến danh hiệu đơn vị dẫn đầu Hội khỏe Phù Đổng cả nước mà TPHCM có được thực chất chỉ là việc làm thay của ngành TDTT cho giáo dục.

Qua tìm hiểu, không ít bậc phụ huynh cho rằng chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường như là chuyện đánh đố khi sân bãi, dụng cụ tập luyện quá nghèo nàn, lạc hậu, ngược lại học sinh luôn phải đối mặt với áp lực lớn trong học văn hóa.


Xã hội hóa chưa trọn vẹn


  hội hóa thể thao ở TPHCM được nhiều người hưởng ứng bằng việc cho ra đời khá nhiều loại hình dịch vụ TDTT tư nhân, các giải thi đấu phong trào. Tuy nhiên, thế mạnh có được này thường được đặt mục đích lợi nhuận cao, quảng bá thương hiệu hơn là phục vụ hiệu quả chiều sâu, bên cạnh đó là sự lúng túng, thiếu  định hướng lẫn hỗ trợ của ngành TDTT.

TPHCM tạo kỷ lục với hàng trăm sân cỏ bóng đá nhân tạo hình thành trong 3 năm gần đây cùng với hàng trăm giải đấu mỗi năm, nhưng bóng đá đỉnh cao TPHCM vẫn còn là sự chắp vá, thậm chí nguồn đào tạo lực lượng cầu thủ trẻ ngày càng sa sút.


TPHCM có thế mạnh xã hội hóa thể thao với sự gắn kết không những của 16 liên đoàn thể thao cấp TP mà còn hàng trăm hội, đoàn, CLB thể thao quận, huyện và bên cạnh đó là các ký kết liên tịch ngành cấp khác nhau...

Nhưng do đa phần hoạt động của các tổ chức này thường bị “Nhà nước hóa” (can thiệp từ quan chức, cán bộ thể thao từ sở) nên xu thế thuyết phục xã hội cùng tham gia khó đạt hiệu quả cao.


Vì thế, không phải chờ đến thời điểm 10 năm để nhìn lại mới biết đâu là bước đầu tư và phát triển đúng đắn của ngành TDTT TPHCM. Cũng cần nhắc lại trong đợt sơ kết hoạt động TDTT theo Nghị quyết 20-NQ/TU cách đây 3 năm, khá nhiều ý kiến nêu ra nhằm củng cố hoạt động thể thao TP trước nhiều dấu hiệu sa sút.

Rất tiếc là những góp ý ấy vẫn chưa có lời đáp hoặc chỉnh sửa bằng những giải pháp quyết liệt trong điều kiện thể thao TPHCM không thiếu tiền, không thiếu cơ sở vật chất song chỉ thiếu một tầm nhìn chiến lược từ những nhà quản lý.

 

                                                                             Theo Báo NLĐ

Các tin khác


U23 Việt Nam - U23 Uzbekistan: Xác định ngôi đầu

Ngày 23/4, U23 Việt Nam sẽ chạm trán U23 Uzbekistan ở lượt trận cuối cùng bảng D Giải U23 châu Á 2024. Việc nhà ĐKVĐ Saudi Arabia chỉ xếp thứ 2 bảng C khiến cho cả Uzbekistan và Việt Nam phải tính toán ở trận đấu này.

Khởi tranh Giải vô địch Bóng ném bãi biển quốc gia năm 2024

Chiều 22/4, tại khu vực Bãi Sau, đường Thùy Vân, thành phố Vũng Tàu, Liên đoàn Bóng ném Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Lễ khai mạc Giải vô địch Bóng ném bãi biển quốc gia năm 2024.

Mở cửa tự do trận đấu bóng đá giữa Hoà Bình FC và Câu lạc bộ Phú Thọ vào lúc 17 giờ ngày 5/5

Ngày 22/4, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình đã có văn bản đề nghị tuyên truyền các trận thi đấu trên sân nhà của Câu lạc bộ Bóng đá Hòa Bình (Hoà Bình FC) tại Giải Bóng đá hạng Nhất quốc gia - Bia Sao Vàng mùa giải 2023/24 từ vòng 15, 16, 18, 19 trên Sân vận động tỉnh Hoà Bình.

Khai mạc Giải vô địch Roller sports Cup quốc gia năm 2024

Ngày 21/4, tại thành phố Thái Nguyên, Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc Giải vô địch Roller sports Cup quốc gia năm 2024.

8 đội tham gia Giải Bóng đá nam công nhân viên chức lao động thành phố Hòa Bình 

Từ ngày 6 - 20/4, Liên đoàn Lao động thành phố Hòa Bình phối hợp tổ chức thành công Giải Bóng đá nam công nhân viên chức lao động năm 2024.

Thể thao Việt Nam giành thêm 2 vé tới Olympic Paris 2024

Sáng 21/4, hai bộ môn Canoeing và Rowing đã xuất sắc giành tấm vé thứ 8 và 9 cho Thể thao Việt Nam tới Olympic Paris 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục