Là VĐV đầu tiên của Việt Nam giành vé dự Olympic London 2012 ở môn cơ bản nhất, kình ngư Quý Phước đang khiến lãnh đạo thể thao nước nhà mở mày mở mặt. Tất cả đang chờ Phước sẽ được đầu tư như nào trong thời gian tới, sau thành công vừa đạt được.

Sau vé dự Olympic, nhắm HCV SEA Games

 

Thành tích ấn tượng của Hoàng Quý Phước tại giải Malaysia mở rộng không chỉ giúp VĐV này đoạt vé tham dự Olympic 2012 bằng cửa chính, mà còn mở ra hy vọng giành tấm HCV tại SEA Games 26, điều mà 3 kỳ SEA Games trở lại đây chỉ có mỗi Hữu Việt làm được.

 

Thành tích  53’’56 ở nội dung 100m bướm của Phước vượt qua thành tích giành HCV SEA Games 25 của VĐV lão luyện Daniel Bego người Malaysia (53’’82). Đây chính là cơ sở để người hâm mộ thể thao nước nhà tin vào một cuộc lật đổ của kình ngư trẻ người Đà Nẵng tại Indonesia cuối năm nay.
 
 Hoàng Quý Phước là gương mặt đầu tiên của Việt Nam có vé dự Olympic London 2012 - Ảnh: Quang Thắng
 

Với sự đầu tư của đơn vị chủ quản Đà Nẵng, Phước là một trong những VĐV có bước tiến nhanh nhất thời gian qua. Còn nhớ tại SEA Games 25, dù mới 16 tuổi Phước đã khiến các “đàn anh” của bơi lội khu vực phải kính nể. Cú nước rút mãnh liệt của Phước ở nội dung 100m bướm đã giúp anh qua mặt hàng loạt đối thủ mạnh để cán đích với thành tích 55’’65, giành HCĐ.

 

Một năm sau tại Olympic trẻ thế giới tại Singapore, Phước nâng thành tích mình lên 54”71. Rồi chưa đầy 1 năm sau đó tại giải Malaysia mở rộng (tháng 5), Phước đạt cột mốc 53’’56, giành HCV, vượt 1’’40 so với chuẩn B Olympic.

 

Chỉ trong 1 thời gian ngắn, thành tích của Phước được nâng lên đáng kinh ngạc. Mới ở tuổi 18, các nhà chuyên môn không thể không hy vọng vào một tương lai sáng lạn với Quý Phước. Tất cả đều chờ đợi, Phước sẽ đạt thành tích dưới mức 53’’00, không chỉ để cạnh tranh tấm HCV SEA Games, mà còn tiếp cận gần hơn với thành tích châu lục.

 

Bài toán đầu tư

 

Ngày 21/5, Phước đã sang Trung Quốc để tập huấn chuẩn bị cho giải VĐTG vào tháng 7 diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc. Một VĐV tài năng và có cửa tranh chấp HCV SEA Games cao như Phước nhưng phải đến giữa năm mới có chuyến xuất ngoại tập huấn đầu tiên, khiến nhiều người không khỏi suy ngẫm.

 

Từ cuối năm 2010 đến nay, Quý Phước chỉ tập luyện tại địa phương và hoàn toàn không tham dự bất kỳ đợt tập huấn nào của bộ môn bơi lặn hay hiệp hội thể thao dưới nước. Thực tế, Đà Nẵng không thiếu tiền để đầu tư cho Quý Phước.
 
 Quý Phước chưa nhận được sự đầu tư đúng mức - Ảnh: Quang Thắng
 

Thế nhưng, có lẽ ỉ lại vào sự đầu tư đó, Hiệp hội thể thao dưới nước đã không thể hiện đúng vai trò của mình, trong việc thúc đẩy sự phát triển của phong trào bơi lội cũng như đầu tư, định hướng cho các tài năng trẻ như Quý Phước.

 

Quý Phước mang tấm vé tham dự Olympic đầu tiên cho thể thao Việt Nam, nhưng lại tham dự giải Malaysia bằng nguồn kinh phí tự túc. Sau chiến tích đó, trong đợt tập huấn tại Trung Quốc, kinh phí vẫn là do phía Đà Nẵng chi trả.

 

TTK UB Olympic Hoàng Vĩnh Giang từng đưa ra đề xuất giao kinh phí về cho các địa phương, kết hợp với nguồn kinh phí có sẵn ở các địa phương đó, nhằm tạo nên sự hiệu quả trong đầu tư. Thế nhưng, mong muốn đó vẫn chưa được thực hiện.

 

Một VĐV đã đạt chuẩn Olympic nhưng kinh phí tập huấn cũng chẳng hơn 1 VĐV chuẩn bị cho SEA Games là mấy, cho thấy những bất hợp lý ở cách đầu tư, không chỉ ở môn bơi.

 

Dù đã có thành công ban đầu, nhưng chặng đường phía trước với kình ngư trẻ Hoàng Quý Phước còn quá gian nan. Ai cũng nhận thấy ở Phước một tài năng hiếm có, cùng những nỗ lực hết mình của bản thân VĐV này. Thế nhưng, chừng đó là chưa đủ để giúp Phước chinh phục được những đỉnh cao.

 

Ngoài việc làm tốt vai trò định hướng, ngành thể thao cũng nên có tiếng nói và những hành động cụ thể với đơn vị chủ quản, nhằm tạo ra một sự cộng hưởng mạnh mẽ, giúp những tài năng trẻ như Quý Phước có điều kiện bứt phá trong tương lai.

 

                                                                                      Theo Dantri

 

Các tin khác


Gundogan tỏa sáng, Man City vô địch FA Cup

Ilkay Gundogan ghi cả 2 bàn giúp Man City đánh bại Man Utd 2-1 tại chung kết FA Cup.

ASEAN Para Games 12: "Mưa" huy chương môn cử tạ cho Đoàn Thể thao Việt Nam

Tiếp nối thành công của nữ đô cử Đặng Thị Linh Phượng trong sáng 4/6, chiều cùng ngày, các VĐV cử tạ Lê Văn Công, Huỳnh Ngọc Phụng và Nguyễn Bình An đã giành thêm 6 huy chương, trong đó có 4 HCV và 2 HCB, cho Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12).

Thời điểm vàng rèn luyện kỹ năng bơi lội cho trẻ em

(HBĐT) - Khép lại một năm học vất vả, kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian trẻ em được nghỉ ngơi, thư giãn. Bởi vậy nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em tăng cao. Song đây cũng là thời điểm thời tiết nắng nóng gay gắt, trẻ em thường thích tìm đến các ao, hồ, sông, suối để bơi lội, giải nhiệt nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Để những ngày hè của trẻ thật vui tươi, bổ ích, ý nghĩa và tránh được một số tai nạn thương tích đáng tiếc xảy ra, đây là thời điểm vàng để các bậc phụ huynh trang bị, rèn luyện kỹ năng bơi lội cho con em mình.

Giải Bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2023: Hòa Bình FC hòa liên tiếp trên sân nhà

(HBĐT) - Trong khuôn khổ vòng đấu thứ 7 của Giải Bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2023, chiều  3/6, tại Sân vận động tỉnh, Câu lạc bộ Bóng đá Hòa Bình (Hòa Bình FC) có cuộc tiếp đón Câu lạc bộ Bóng đá Bình Thuận trên sân nhà.

ASEAN Para Games 12: Ngày thi đấu đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 3/6, trước thềm lễ khai mạc chính thức Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12), tại Sân vận động quốc gia Morodok Techo và Đại học Hoàng gia Phnom Penh ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, đoàn thể thao Việt Nam đã tham gia thi đấu 2 môn đầu tiên là cầu lông và cờ vua. 

Nhiều tân binh góp mặt trong đợt hội quân tháng 6/2023 của ĐT U23 Việt Nam

Đây cũng là đợt tập trung hướng tới Vòng loại U23 châu Á 2024 nên không bất ngờ khi có thêm nhiều gương mặt mới được trao cơ hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục