Đầu tháng 8 vừa qua, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ VH-TT&DL) Vương Bích Thắng vừa có văn bản đề nghị sở VH-TT&DL 63 tỉnh, thành thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng sử dụng VĐV và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách để họ an tâm cho sự nghiệp chung.

Chuyện đương nhiên… làm không tốt

Sở dĩ Tổng cục TDTT phải ra văn bản nhắc nhở này vì thời gian gần đây đã có nhiều phản ánh từ dư luận xung quanh việc “bạc đãi” tài năng thể thao, nhất là đối với những người đã qua giai đoạn thi đấu đỉnh cao. Đơn cử một số trường hợp như: VĐV điền kinh Nguyễn Thị Nụ phải đi nhổ cỏ, dọn vệ sinh; HLV bóng chuyền Vũ Thị Huệ của Quảng Ninh bị đẩy đi quét rác khi bị chấn thương đầu gối; Bùi Thị Hòa sau khi chia tay nghiệp thể thao không có được một căn nhà để ở hay chuyện Hồ Ngân Giang chỉ vì mải mê tập luyện mà 26 tuổi vẫn chưa học xong lớp 12...

HLV Vũ Thị Huệ không giấu được dòng nước mắt khi nghĩ đến chuyện phải đi hót rác. (Ảnh:giadinh.net)
HLV Vũ Thị Huệ không giấu được dòng nước mắt khi nghĩ đến chuyện phải đi hót rác. (Ảnh:giadinh.net)

Đó đều là những VĐV đã có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp thể thao. Thế nhưng, họ không được đối đãi một cách đoàng hoàng, bố trí những công việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn và nguyện vọng để họ toàn tâm, toàn ý cống hiến hết mình cho sự nghiệp thể thao. Nhìn họ vất vưởng, lay lắt với cuộc sống hiện tại, chắc hẳn lớp VĐV trẻ đang khao khát cống hiến, cũng cảm thấy nản lòng. Những câu chuyện buồn đó của thể thao nước nhà có thể xem như chuyện thường ngày bởi một khi ngành thể thao vẫn còn sống theo cơ chế xin-cho thì mọi đặc ân đều có thể vô cớ bị phủi tay.

Làm lại từ đâu

Chung quy của việc “nhắc nhở” tử Tổng cục TDTT cũng là việc rất cũ đó là giải quyết đầu ra chu đáo cho VĐV sau khi giải nghệ. Không phải địa phương nào, bộ môn nào cũng làm tệ điều này. Nhưng có một vướng mắc cũ rất khó giải quyết, đó là trình độ học vấn của các VĐV quá kém, khó kiếm được việc làm trong ngành.

Lâu nay việc bồi dưỡng văn hóa ngay từ khi còn thi đấu rất ít được VĐV cũng như các nhà quản lý thể thao chú trọng. Sức ép về thành tích khiến họ đôi lúc phải bỏ dở việc học để toàn tâm toàn ý phấn đấu cho sự nghiệp. Điều đó mới sinh ra việc VĐV sau khi nghỉ thi đấu gần như chỉ có một con đường học vấn duy nhất là vào các trường đại học thể dục thể thao hoặc làm những công việc tay chân, trái với khả năng của mình. Một số VĐV có bằng của các trường đại học khác là do quyết tâm của bản thân họ. Con số này cũng không nhiều bởi khi đã nghỉ thi đấu họ cũng không kiên nhẫn để đến giảng đường thêm 4-5 năm nữa (như kiện tướng cờ vua Phạm Lê Thảo Nguyên, cử nhân Marketing hay cựu VĐV đua xe đạp Nguyễn Thị Thanh Huyền, cử nhân báo chí…)

Để các nhà quản lý thể thao thay đổi  việc chạy theo thành tích, chăm lo chu đáo việc học hành, trang bị kiến thức chẳng khác gì hái sao trên trời. Còn nếp nghĩ của phần lớn VĐV hiện tại vẫn cứ theo một quy trình khuôn mẫu: đó là tập trung thi đấu xong sẽ trở thành cán bộ, HLV hay nhân viên của ngành thể thao. Thành thử để kiếm một lối ra tốt sau khi thi đấu, VĐV vẫn cứ phải tự thân vận động theo kiểu may nhờ, rủi chịu chứ không mà trông mong vào một văn bản mới…

 

                                                                          Theo Báo Laodong

Các tin khác


ASEAN Para Games 12: "Mưa" huy chương môn cử tạ cho Đoàn Thể thao Việt Nam

Tiếp nối thành công của nữ đô cử Đặng Thị Linh Phượng trong sáng 4/6, chiều cùng ngày, các VĐV cử tạ Lê Văn Công, Huỳnh Ngọc Phụng và Nguyễn Bình An đã giành thêm 6 huy chương, trong đó có 4 HCV và 2 HCB, cho Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12).

Thời điểm vàng rèn luyện kỹ năng bơi lội cho trẻ em

(HBĐT) - Khép lại một năm học vất vả, kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian trẻ em được nghỉ ngơi, thư giãn. Bởi vậy nhu cầu vui chơi, giải trí của trẻ em tăng cao. Song đây cũng là thời điểm thời tiết nắng nóng gay gắt, trẻ em thường thích tìm đến các ao, hồ, sông, suối để bơi lội, giải nhiệt nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Để những ngày hè của trẻ thật vui tươi, bổ ích, ý nghĩa và tránh được một số tai nạn thương tích đáng tiếc xảy ra, đây là thời điểm vàng để các bậc phụ huynh trang bị, rèn luyện kỹ năng bơi lội cho con em mình.

Giải Bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2023: Hòa Bình FC hòa liên tiếp trên sân nhà

(HBĐT) - Trong khuôn khổ vòng đấu thứ 7 của Giải Bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2023, chiều  3/6, tại Sân vận động tỉnh, Câu lạc bộ Bóng đá Hòa Bình (Hòa Bình FC) có cuộc tiếp đón Câu lạc bộ Bóng đá Bình Thuận trên sân nhà.

ASEAN Para Games 12: Ngày thi đấu đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 3/6, trước thềm lễ khai mạc chính thức Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12), tại Sân vận động quốc gia Morodok Techo và Đại học Hoàng gia Phnom Penh ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia, đoàn thể thao Việt Nam đã tham gia thi đấu 2 môn đầu tiên là cầu lông và cờ vua. 

Nhiều tân binh góp mặt trong đợt hội quân tháng 6/2023 của ĐT U23 Việt Nam

Đây cũng là đợt tập trung hướng tới Vòng loại U23 châu Á 2024 nên không bất ngờ khi có thêm nhiều gương mặt mới được trao cơ hội.

ASEAN Para Games 12: Lễ thượng cờ các đoàn thể thao tham dự đại hội

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Lễ thượng cờ các đoàn thể thao tham dự Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN Para Games 12) đã diễn ra vào sáng 2/6, tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Campuchia Morodok Techo ở ngoại ô thủ đô của Vương quốc Campuchia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục