(HBĐT) - Đồng bào dân tộc Tày chiếm 40,57% dân số trong 5 dân tộc anh em cùng chung sống ở huyện Đà Bắc. Họ sống phân bố rải rác ở các xã: Mường Chiềng, Đồng Chum, Tân Pheo, Tân Minh, Trung Thành…


Trở lại xã Mường Chiềng, nơi có đông người Tày sinh sống nhất và được ví như "trung tâm vùng cao” của huyện, chúng tôi cảm nhận được không khí của ngày Quốc khánh. Ngày 2/9 là dịp để những người con xa quê trở về đoàn tụ, sum họp bên gia đình. ông Sa Văn Xuyên, xóm Nà Mười chia sẻ: "Gia đình tôi có 3 người con, trong đó, 2 cháu gái đang làm việc tại địa phương, cháu trai làm việc trên Sơn La là Sa Đức Hùng. Tất cả đều đã trưởng thành và lập gia đình. Riêng 2 vợ chồng Hùng phải xa nhà vì chồng đi làm, vợ đang theo học tại Đại học Tây Bắc. Chỉ có dịp lễ, tết gia đình tôi mới sum họp đông đủ. Sắp tới ngày Quốc khánh, các con gọi điện hẹn ngày về nên vợ chồng tôi mong lắm. Đợi các con về, gia đình mổ lợn làm vài mâm cơm quây quần cùng đón Tết Độc lập”.


Ông Xa Văn Băng, xóm Chiềng Can, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) thường tổ chức lễ "Làm chấm” cho gia đình theo phong tục của người Tày sau khi vui Tết Độc lập.

Chia tay ông Xuyên, chúng tôi tìm gặp chiến sỹ đã từng có 13 năm (1970-1983) lái xe tại chiến trường miền Nam, đó là ông Xa Văn Hồi, xóm Chiềng Can. Ngậm ngùi khi nhắc lại ký ức thời chiến, ông Hồi giãi bày: "13 năm lái xe tại đơn vị 670 thuộc Trung đoàn 19 cũng là 13 lần tôi đón Quốc khánh cùng đồng đội và chứng kiến những bi hùng của chiến tranh. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác vừa ăn Tết, vừa canh gác và luôn sẵn sàng chiến đấu. Không ít lần tôi chứng kiến đồng đội anh dũng hy sinh bởi đạn, bom của quân thù. Chính những nỗi đau đó đã nuôi ý chí kiên cường, bất khuất, giúp chúng tôi chiến đấu giành độc lập cho đất nước”.

 


Đội văn nghệ xóm Nà Mặn, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) luyện tập tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày trước ngày biểu diễn chào mừng Quốc khánh 2/9.

Trở về sau chiến tranh, ông Hồi có 5 người con, nhưng không may 2 người con đã mất vì bệnh tật. Hiện, ông đang sống cùng người con thứ 3 là Xa Văn Tuân, 2 người con còn lại đi làm xa nhà. Các con của ông thường chỉ về 2 lần/năm vào dịp mùng 2/9 và Tết Nguyên đán. ông Hồi chia sẻ: "Mỗi lần đón Tết Độc lập, tôi chỉ mong muốn các con trở về đoàn tụ cùng gia đình. Với tôi, được thấy con cái ngày một trưởng thành mỗi lần sum họp chính là cái tết vui nhất”.

Các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi đấu thể thao như bóng chuyền, bóng đá giữa các xóm, xã nhân dịp Tết Độc lập luôn là tâm điểm thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Có mặt tại buổi tập trước ngày biểu diễn chào mừng Quốc khánh 2/9 của đội văn nghệ xóm Nà Mặn, xã Mường Chiềng, chúng tôi được hòa mình trong không khí hăng say luyện tập của những cô gái Tày. Chị Xa Thị Thay, đội trưởng đội văn nghệ xóm Nà Mặn cho biết: Chúng tôi đang luyện tập tiết mục múa "Điệu xòe thương nhau” để biểu diễn cùng các đội văn nghệ trong xã. Điệu múa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Tày, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái nên chúng tôi chọn để biểu diễn.

Ngoài các hoạt động vui chơi, lễ "Làm chấm” của người Tày cũng được nhiều gia đình tổ chức chung trong dịp Tết Độc lập. Theo ông Xa Văn Băng, xóm Chiềng Can, lễ "Làm chấm” tiếng Tày gọi là "Chặm khưn pứn” thường được tổ chức vào tháng 8, tháng 9 âm lịch, nhưng hiện nay một số hộ kết hợp làm lễ vào dịp 2/9 vì có đông đủ con cháu. Lễ "Làm chấm” của người Tày với mục đích mời tổ tiên về ăn cỗ, phù hộ cho con cháu được may mắn, bình an trong cuộc sống. Điểm khác biệt trong mâm cỗ "Làm chấm” là có nhộng ong, châu chấu, thịt gà, gói trầu, muối, chè. Mâm cỗ chính để cúng thường có đầu, đùi và phao câu gà. Lễ "Làm chấm” ở tất cả các hộ gia đình người Tày nhưng thời điểm làm lễ lại do từng gia chủ quyết định.

Đồng chí Nguyễn Văn Hiến, Trưởng phòng VH-TT huyện Đà Bắc bày tỏ: "Các xã cần tổ chức mọi hoạt động tập trung, quy củ tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho nhân dân tham gia. Đặc biệt, cần gắn việc học tập và làm theo Bác trong mỗi hoạt động bằng cách nêu cao tinh thần tiết kiệm và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.


                                                                    Thanh Sơn


Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục