(HBĐT) - Ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) còn là nơi phục vụ nhân dân đến đọc sách, báo miễn phí nhằm giúp người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận với thông tin tri thức, nắm bắt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần. Thế nhưng có thời gian khá dài BĐVHX huyện Lạc Thủy không thể làm tròn "sứ mệnh” của mình vì các điểm bưu điện luôn trong tình trạng vắng vẻ. Xốc lại hoạt động của BĐVHX là điều cần thiết. Bưu điện huyện Lạc Thủy đã vào cuộc một cách tích cực và sớm gặt hái thành công.


Đến thăm điểm BĐVHX An Bình lần này tôi có chút ngỡ ngàng vì căn phòng được chỉnh trang sáng sủa, lịch sự và bày biện ngăn nắp. Ngoài các dịch vụ truyền thống của ngành, hiện tại, điểm BĐVHX An Bình còn triển khai một số dịch vụ mới như bán các loại hình bảo hiểm, sim thẻ, hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của bà con trong xã. Chị Nguyễn Thị Huế, nhân viên điểm BĐ-VHX An Bình chia sẻ: Trước sự bùng nổ thông tin, phát triển rộng rãi các loại hình điện thoại di động và cố định, internet… BĐVHX An Bình cũng như nhiều điểm BĐVHX khác trên địa bàn huyện đã trải qua giai đoạn dài hết sức khó khăn. Được sự hỗ trợ tích cực từ Bưu điện tỉnh, Bưu điện huyện 2 năm trở lại đây, các điểm BĐVHX của huyện Lạc Thủy từng bước "hồi sinh”, trong đó có điểm BĐVHX An Bình. Được biết, sự "hồi sinh” này được tạo nền từ chiến dịch đổi mới hoạt động tại điểm BĐVHX theo hướng đa dịch vụ do Bưu điện huyện Lạc Thủy triển khai, thực hiện.

Để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch SX-KD, Bưu điện huyện Lạc Thủy đã xây dựng cơ chế giao khoán kế hoạch cho điểm BĐVHX, đẩy mạnh công tác bán hàng, phát triển dịch vụ bưu chính chuyển phát, nhất là dịch vụ bán hàng qua mạng (tùy theo thế mạnh từng địa bàn xã). Tổ chức sắp xếp đường thư, giao nhận tại các điểm giao nhận trên tuyến đường thư nhằm tiết kiệm chi phí và lưu thoát bưu gửi trong ngày. Các điểm BĐVHX bắt tay hoạt động từ ngày đầu của năm và đăng ký lịch bán hàng theo tháng theo tập quán địa phương. Phân nhóm các điểm BĐVHX theo từng xã liền kề để hỗ trợ nhau trong ngày bán hàng trong tuần, trong tháng. Cùng với tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng, nghiệp vụ theo đợt, Bưu điện huyện luôn chú trọng vận động và tạo điều kiện cho nhân viên điểm BĐVHX tự học tập nâng cao trình độ, kiến thức kinh doanh, trình độ tin học để đáp ứng yêu cầu: vững về nghiệp vụ, giỏi về kinh doanh.


Chị Nguyễn Thị Huế, nhân viên điểm BĐVHX An Bình (Lạc Thủy) sắp xếp sách, báo, bưu phẩm trước khi chuyển phát.

Trong quá trình tổ chức lại hoạt động của điểm BĐVHX, Bưu điện huyện Lạc Thủy đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng phục vụ các dịch cụ công ích tại địa bàn các xã. Đảm bảo phục vụ sách báo, tủ sách pháp luật, chi trả lương hưu và bảo trợ xã hội, đến năm 2017 thêm dịch vụ thu tiền điện tại xã.

Để nâng cao chất lượng chuyển phát tại các điểm BĐVHX, Bưu điện huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo công tác chuyển phát theo quy định, nhất là các dịch vụ công ích và báo cho người có uy tín tại xã. Đảm bảo 100% xã có báo đọc trong ngày và lưu thoát bưu gửi trong ngày không để tồn đọng. Năm qua, Bưu điện huyện đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thống kê, Hội LHPN, Trung tâm Hành chính công huyện để chuyển phát thủ tục hành chính. Đồng thời tổ chức nhiều phong trào thi đua mang tính chuyên đề nhằm thúc đẩy hoạt động SX-KD, tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính chuyển phát. Thông qua các phong trào này nhằm góp phần nâng cao ý thức của người lao động về việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Kết quả hàng năm, chất lượng dịch vụ Bưu chính chuyển phát được nâng lên đảm bảo chỉ tiêu quy định, đặc biệt các dịch vụ bưu chính công ích.

Với sự nỗ lực không ngừng, Bưu điện huyện Lạc Thủy đã "khoác” cho các điểm BĐVHX diện mạo mới. Theo đó, thời điểm năm 2014, doanh thu Bưu điện huyện Lạc Thủy đạt 1.100 triệu đồng, đến năm 2017 đã đạt 4.371triệu đồng (đạt 112% kế hoạch giao, tăng 397% so với năm 2014). Trên cơ sở kết quả đã đạt được, năm 2018, Bưu điện huyện mạnh dạn giao cho các điểm BĐVHX đạt mức doanh thu 5.511 triệu đồng. Chỉ tiêu này hoàn toàn có cơ sở để đạt được khi các điểm BĐVHX đã "hồi sinh”.


Thúy Hằng

Các tin khác


Vàng mã biến tướng, Nhà nước cần vào cuộc

Đại đức Thích Không Nhiên cho rằng, sự biến tướng của vàng mã là vấn nạn xã hội chứ không chỉ là hiện tượng cá biệt xảy ra tại các cơ sở thờ tự hay các chùa.

Khám phá vùng Mường cổ xóm Ải

(HBĐT) - Cách thành phố Hòa Bình khoảng 33 km, Thủ đô Hà Nội khoảng 100 km và từ QL 6 rẽ vào chừng 300 m là du khách đã đến với xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc). Đây là làng Mường cổ còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc Mường.

Ngày thơ 2018: “Đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều”

(HBĐT) - Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam vừa tổ chức ngày thơ 2018 với chủ đề "Đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều” với sự tham gia của GS Phong Lê và nhà thơ Vương Trọng.

Huyện Tân Lạc rộn ràng tiếng hát mừng xuân

(HBĐT) - Hòa chung không khí phấn khởi chào đón xuân Mậu Tuất 2018, tại các xã, thị trấn huyện Tân Lạc đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong những ngày đầu năm mới.

Tản mạn về ngôi nhà sàn bê tông của người Mường

(HBĐT) - Mỗi dịp Tết đến, xuân sang lòng người bâng khuâng trong giao thời chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ngồi trên ngôi nhà sàn mới xây còn thơm mùi mới, bên chén trà xuân, ngắm nhìn cành đào bung hoa khoe sắc hồng, lòng xốn xang nghĩ về sự hình thành và phát triển của xu thế xây dựng nhà sàn bê tông của người Mường với những dự cảm tốt đẹp về tương lai.

Công viên di sản các nhà khoa học - đưa trí tuệ khoa học đến với nhân dân

(HBĐT) - Cuối năm 2017, chúng tôi có cơ hội tham dự triển lãm "Thẳm sâu trong từng kỷ vật” được Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam phối hợp với Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (gọi tắt là Heritist) tổ chức. Thông qua triển lãm, du khách có thêm cái nhìn rõ nét về sự hình thành của công viên. Nơi đây không chỉ được xây dựng cảnh quan đẹp mà điều quan trọng hơn là việc lưu giữ kỷ vật của các nhà khoa học trong tổng số hơn 1.200 nhà khoa học hàng đầu Việt Nam - là nơi trân trọng lưu giữ trí tuệ Việt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục