(HBĐT) - Ngày 22/3, Ban chỉ đạo về Di sản văn hoá Mo Mường tỉnh Hoà Bình đã tổ chức họp đánh giá kết quả công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.
Năm 2017, BCĐ về Di sản văn hoá Mo Mường tỉnh đã chủ trì, phối hợp
với Viện Ngôn Ngữ thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học: "Xây dựng Bộ gõ chữ
Mường và biên soạn tài liệu dạy - học chữ Mường”. Đến nay, Bộ gõ chữ Mường và
tài liệu học chữ Mường cho người biết nói tiếng Mường và biết tiếng Việt đã
được tiến hành nghiệm thu. Tổ chức khảo sát về di sản văn hoá Mo Mường để chuẩn
bị tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách nhằm bảo tồn phát huy giá trị Di
sản văn hoá Mo Mường. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Bảo tồn, phát huy
giá trị Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình”. Tổ chức sửa chữa cuốn sách Mo Mường
Hoà Bình để chuẩn bị tái bản. Hoàn thành đề án "Giáo dục Di sản văn hóa Mo
Mường cho học sinh bậc phổ thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”. Công tác tuyên truyền
Di sản văn hóa Mo Mường trên Báo Hoà Bình, Đài PT – TH được thực hiện thường
xuyên, đã đăng tải trên 100 tin, bài, phóng sự, clip ngắn bằng Tiếng Việt và
tiếng Anh giới thiệu những giá trị tốt đẹp của Di sản văn hoá Mo Mường Hoà Bình
và 120 bản tin, phim tài liệu, phóng sự về các công trình nghiên cứu về Mo
Mường, những áng Mo cổ đang có nguy cơ bị mai một.
Tại hội nghị, các thành viên trong BCĐ cũng đã chỉ ra những mặt tồn
tại, hạn chế trong năm 2017 và những đề xuất, kiến nghị nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mo Mường.
Kết luận hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh –
Trưởng BCĐ ghi nhận, biểu dương những kết quả đã đạt được trong năm 2017. Đồng
thời giao cơ quan thường trực tổng hợp tiếp thu các ý kiến và chỉnh sửa, hoàn
thiện lại báo cáo. Đề nghị các ngành thành viên BCĐ cần tập trung thực hiện tốt
nhiệm vụ năm 2018, trong đó cần khẩn trương thực hiện biên tập và in tái bản
cuốn sách Mo Mường; Hoàn thiện đề tài khoa học "Bảo tồn, phát huy giá trị Di
sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình” theo đúng kế hoạch; Với bộ gõ chữ Mường và tài
liệu học chữ Mường đã được bàn giao cần nghiên
cứu, triển khai đưa vào giảng dạy trong năm 2018.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Hai chuyến, một chuyến ngồi thuyền gắn máy, một chuyến dùng mái chèo thuyền lên thăm quan, vãng cảnh và nghiên cứu sinh thái vịnh trên núi Ngòi Hoa. Chúng tôi lại nhớ đến những chuyến đi thăm quan, vãng cảnh vịnh Hạ Long "Rồng hạ cánh trên biển” còn vịnh Ngòi Hoa lại là vịnh ở trên núi cao. Vịnh rộng mênh mang, nước trong xanh biêng biếc. Chung quanh là núi cao, đảo xanh, đảo hồng mà vẫn giữ, vẫng mang biệt danh là "Vịnh Ngòi Hoa”.
(HBĐT) - Ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX) còn là nơi phục vụ nhân dân đến đọc sách, báo miễn phí nhằm giúp người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận với thông tin tri thức, nắm bắt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần. Thế nhưng có thời gian khá dài BĐVHX huyện Lạc Thủy không thể làm tròn "sứ mệnh” của mình vì các điểm bưu điện luôn trong tình trạng vắng vẻ. Xốc lại hoạt động của BĐVHX là điều cần thiết. Bưu điện huyện Lạc Thủy đã vào cuộc một cách tích cực và sớm gặt hái thành công.
(HBĐT) - Tiếng "thiêng” đồn xa, cùng với phong cảnh non nước hữu tình, sản vật núi rừng phong phú, quần thể di tích đền Thác Bờ (xã Thung Nai, huyện Cao Phong và xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc) đã trở thành điểm đến du xuân của du khách thập phương. Khai hội từ ngày mồng 4 Tết nhưng đến nay, lượng khách đổ về đền Thác Bờ chưa có dấu hiệu sụt giảm, thậm chí còn tăng vọt vào những ngày cuối tuần. Song thực tế là cơ sở hạ tầng và công tác quản lý chưa được như mong đợi của đông đảo du khách.
(HBĐT) - "Mùng 4 Tết đợi bọn tớ lên rồi đi hội chùa Tiên nhé. Đầu năm mà người Hòa Bình không đến quần thể di tích chùa Tiên với cảnh quan kỳ vĩ, nhiều hang động đẹp và đến với tín ngưỡng tâm linh của người Việt để tìm hiểu về phong tục thờ Mẫu thì còn đi đâu nữa...”. Lời hẹn của nhóm bạn học ở Hà Nội từ trước Tết khiến tôi cũng mong ngóng cho chuyến xuất hành về huyện Lạc Thủy.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương của tỉnh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường, tháng 9/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2295 về việc "Phê chuẩn bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”. Tiếp đó, tháng 10/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 118 về việc "Triển khai ứng dụng bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Có nhiều luồng ý kiến xung quanh việc khôi phục chữ Mường, nhưng điều đáng mừng là "sức nặng” nghiêng về phía người ủng hộ.