(HBĐT) - Vừa qua, nhân dân các dân tộc xã Văn Sơn (Lạc Sơn) phấn khởi dự lễ hội đình Khênh. Sau 68 năm không được tổ chức, đến nay, lễ hội đình Khênh đã được khôi phục và khai hội vào ngày 13-14 tháng giêng âm lịch. Lễ hội trở thành sự kiện văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Mường xã Văn Sơn và những vùng lân cận.


Lễ hội đình Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) được phục dựng, trở thành sự kiện văn hóa truyền thống của nhân dân xã Văn Sơn.

Đình Khênh nằm dưới chân Khụ Khênh xã Văn Sơn, là nơi thờ các vị tiền nhân có công với dân mường, phù trợ cho dân mường Khênh được yên lành, mùa màng tươi tốt, con người khoẻ mạnh, vật nuôi luôn sinh sôi, nảy nở. Truyền thuyết ở Mường Khênh (Văn Sơn) kể rằng: "Ngày xưa giặc Ngô đến xâm lược xứ Mường, ông Chưởng Tín - bà Triệu ân lấy núi Khụ Khênh làm căn cứ chiêu binh mường, huấn luyện quân sĩ, đem quân đi đánh giặc Ngô, đánh tan quân giặc, giết chết tướng giặc. Hai vị chặt đầu tướng giặc đem về Khụ Khênh tế trời, đất. Về sau, các vị hoá ở Khụ Khênh. Người dân Mường tưởng nhớ công ơn các vị nên đã lập đình để khói hương thờ phụng.

Đình Khênh còn là nơi thờ các vị đã hoá thần thánh phù trợ cho dân mường. Các cụ xưa kể rằng: "ông Hiển, ông Hiệu là hai anh em ruột. ông Hiển là chức sắc chuyên đi thu thuế trong dân. Một hôm, ông mang tiền thuế xuống Tổng nộp, ông Hiệu ở nhà lên đồi Mòi để chọi gà rừng, không may bị hổ vồ, tha đi mất. ông Hiển vì quá thương em nên đã rút dao tự đâm vào cổ chết theo em luôn tại ruộng Nà Khồi trên đồng cỏ lội, trước làng Đồi. Dân mường Khênh cảm kích trước tình anh em yêu thương nhau hết mực của ông Hiển - ông Hiệu và cũng sợ trước cái chết khác thường của hai vị, họ cho rằng hai vị sống khôn, chết thành ma thiêng phù hộ cho dân mường nên đã tôn làm thành hoàng và cho thờ trong đình Khênh. Vào ngày 14 tháng 2 âm lịch (theo lịch Mường) một ngày trước khi vào hội chính, dân mường Khênh cho kiệu ra tận ruộng Nà Khồi cúng rước 2 anh em ông Hiển - ông Hiệu về dự hội đình.

Lễ hội đình Khênh trước đây thường được tổ chức vào ngày 12, 13 tháng giêng theo lịch người Mường (tức ngày 13, 14 tháng giêng âm lịch) tại đình Khênh. Đây là lễ hội truyền thống tín ngưỡng dân gian của dân tộc Mường xã Văn Sơn, huyện Lạc Sơn gắn liền với đình Khênh. Các nhân vật thờ tự trong đình là ông Trưởng Tín, bà Triệu ân; ông Tức Cổ, mu Quan Dà; ông Phù, bà Phù: người giữ cờ hiệu, ấn tín, phù hiệu…; tướng Cai Đỏ, Cai Đào; anh chàng Bông Hương, bà nàng Thờm; ông Hiển, ông Hiệu. Vì những lý do khách quan và chủ quan, do hoàn cảnh của đất nước trong thời kỳ chiến tranh và đời sống KT-XH gặp nhiều khó khăn, từ những năm 1950 - 2017, lễ hội đình Khênh không được tổ chức và có nguy cơ mai một.

Nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, UBND huyện Lạc Sơn đã phối hợp với Sở VH-TT&DL từng bước hoàn thiện hồ sơ khoa học, đề nghị phục dựng nhà đình và lễ hội đình Khênh, xã Văn Sơn. Ngày 4/1/2018, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 06/UBND-KGVX về việc đồng ý chủ trương phục dựng và tổ chức lễ hội đình Khênh. Trong lễ hội tái hiện nghi lễ tưởng nhớ những người có công kết hợp với việc tái hiện lại các tích phả; cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người đều có sức khỏe. Lễ hội đã trở thành sự kiện văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Mường xã Văn Sơn và những vùng lân cận.

Việc khôi phục tổ chức lễ hội đình Khênh là nguồn cổ vũ, động viên Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Văn Sơn nói riêng, huyện Lạc Sơn nói chung, trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện.


                Hồng Ngọc



Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục