(HBĐT) - Với nhiều người, nếu không được ngao du ở phiên chợ quê trong những ngày áp Tết thì cái Tết không thật sự trọn vẹn. Đi chợ ngày áp Tết không chỉ để mua sắm mà còn là nơi gặp gỡ và trải nghiệm không khí chợ Tết đông vui, nhộn nhịp.


Mứt Tết - mặt hàng không thể thiếu trong phiên chợ Tết.

Năm ngoái, chúng tôi có dịp trải nghiệm không khí Tết ở chợ Lồ, xã Phong Phú (Tân Lạc). Năm nay, trong những ngày Tết cận kề, chúng tôi lại có dịp được hòa mình vào dòng người tấp nập ở chợ phiên này. Trước đây, chợ Lồ họp ở ven quốc lộ 6. Đây là chợ phiên nổi tiếng từ lâu, là nơi giao thương, buôn bán của bà con 5 xã vùng cao và các xã lân cận của huyện Tân Lạc. Hiện nay, theo quy hoạch xây dựng NTM, chợ Lồ di dời về vị trí cách địa điểm cũ chừng 300 m, diện tích rộng rãi, chợ cũng được xây dựng khang trang hơn.

Từ trung tâm huyện Tân Lạc, theo quốc lộ 6, rẽ trái vào đường tỉnh 436 chừng 100 m là đến chợ Lồ. Phiên chợ ngày áp Tết đông vui, tập nập người mua bán. Trong đó nổi bật hơn cả là sắc xanh mướt của những gánh hàng lá dong. "Mang lá dong đến chợ để đổi gói mứt Tết về nhà”, đó là câu nói ví von về công việc thời vụ thường niên của bà con nơi đây. Bán lá dong trong các chợ phiên áp Tết đem lại nguồn thu nhập  không nhỏ giúp bà con nơi đây trang trải trong ngày Tết. Chở gần 1.000 lá dong ra chợ bán từ sáng sớm nhưng mới hơn 8 giờ sáng, vợ chồng bà Bùi Thị Hiệu, xóm Bậy Chạo, xã Địch Giáo (Tân Lạc) đã bán gần hết hàng. "Năm nay bán được 7.000 đồng/bó lá dong, cao hơn năm ngoái 2.000 đồng. Đây chưa phải là phiên chợ cuối cùng nhưng đã có rất nhiều bà con ra chợ sắm Tết rồi”, bà Hiệu phấn khởi cho biết.

Kế bên gánh lá dong của bà Hiệu là gánh lá dong còn khá nhiều của bà Thao cũng là người dân xã Địch Giáo. Không phải bán ế hàng, thì ra bà Thao là một trong những người bán chạy hàng nhất. Đây đã là gánh thứ hai trong buổi sáng bà Thao mang ra chợ bán. Bà Thao chia sẻ: "Chúng tôi không chỉ bán ở chợ Lồ mà còn đem đi các chợ lân cận. Một năm chỉ có dịp này để bán lá dong, có năm bán được ít, năm được nhiều nhưng nhìn chung, nhờ bán lá dong  mà gia đình có thêm tiền để mua sắm các đồ thiết yếu cho ngày Tết”.

Tại chợ phiên, chúng tôi còn gặp nhiều bà con chở lá dong xuống từ các xã vùng cao của huyện Tân Lạc như: Lũng Vân, Ngổ Luông, Quyết Chiến. Trò chuyện với chị Liên, xóm Nghẹ, xã Lũng Vân được biết, để có những bó lá dong mang ra chợ bán, các chị phải dành cả tuần vất vả lên rừng cắt về. Ngoài những bó lá dong, nhiều mặt hàng phục vụ ngày Tết cũng được bà con bày bán như: lạt gói bánh, trầu, cau, bưởi, chuối. Đi sâu vào trong chợ, các mặt hàng mứt, quần áo, giày giép, đồ gia dụng tràn ngập các gian hàng. Ngoài những người phụ nữ đi mua hàng, trong phiên chợ Tết, chúng tôi còn gặp những cụ già ngồi hút thuốc lào chuyện trò vui vẻ và những em bé theo bố mẹ đi chọn mua quần áo mới.

 Tết đã cận kề, chợ Lồ vẫn còn 2 phiên họp cuối năm, chắc chắn không khí sẽ sầm uất nhất ở phiên cuối cùng. Lần thứ hai được trải nghiệm không khí ở chợ phiên trong những ngày áp Tết mới thấy, dù các mặt hàng Tết tràn ngập ở quán xá nhưng bà con vẫn rất háo hức với những chợ phiên cuối trong năm. Với họ, đi chợ Tết không đơn thuần là để mua sắm mà đó là một trong những hoạt động du xuân không thể bỏ lỡ mỗi dịp Tết đến, xuân về.


Viết Đào


Các tin khác


Sôi động thị trường hoa, cây cảnh

(HBĐT) - Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, khắp các tuyến đường, tuyến phố chính trên địa bàn tỉnh, các nhà vườn, tiểu thương đã bày bán các loại hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu của người dân. Tết Nguyên đán năm nay có nhiều hình thức chơi hoa, cây cảnh mới, độc đáo.

Xúng xính váy Mường đón xuân

(HBĐT) - Ngày nay, "ăn" Tết dần chuyển thành "chơi" Tết nên bên cạnh việc sắm sửa mứt, kẹo, bánh chưng xanh cho gia đình, chị em quan tâm nhiều hơn đến việc chuẩn bị những bộ váy áo đẹp nhất để đi chơi Tết. Trở về bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống, tìm về cội nguồn nên ngày càng có nhiều chị em đã chọn váy Mường là trang phục du xuân.

Cây nêu ngày Tết của người Mường

(HBĐT) - Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, các gia đình người Mường thường dựng cây nêu, vật nêu trước nhà hay ngoài cổng, trong miếu thờ thổ công, chuồng trại gia súc...

Đồng bào Dao xã Toàn Sơn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Người Dao xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chiếm 43,4% dân số toàn xã. Dân tộc Dao có những giá trị văn hóa tinh thần mang bản sắc riêng. Các giá trị văn hóa được thể hiện rõ nét trong kiến trúc nhà ở, phong tục, trang phục, lễ hội, những bài dân ca, dân vũ… Theo thời gian, các thế hệ người Dao xã Toàn Sơn luôn cố gắng giữ gìn giá trị cốt lõi, đặc sắc nhất trong văn hóa dân tộc, đồng thời bài trừ những hủ tục lạc hậu.

Sắc màu tranh Tết

Không chỉ các làng tranh truyền thống làm tranh Tết, những năm gần đây, nhiều nghệ sĩ đương đại, tên tuổi cũng nhập cuộc sáng tác về con giáp, tham gia "chợ” tranh dịp Tết; góp phần làm sống lại thú chơi tranh ngày Tết.

Triển khai công tác văn hóa, thể thao du lịch và gia đình năm 2019

(HBĐT) - Chiều 24/1, Sở VH,TT&DL tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Văn hóa, Thể thao, Du Lịch và Gia đình năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục