(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã xem xét và xếp hạng cho 4 di tích lịch sử văn hóa gồm: Di tích danh lam thắng cảnh hang Núi Kiến, xã Lũng Vân (Tân Lạc); di tích lịch sử văn hóa đền Trường Khạ, xã Liên Vũ (Lạc Sơn); di tích lịch sử cách mạng Địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ I tại Đình Lập, xã lập Chiệng (Kim Bôi) và "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nghĩa quân Tổng Kiêm – Đốc Bang huyện Kỳ Sơn”.


Cơ quan chức năng cũng đã khảo sát, lập 3 hồ sơ di tích lịch sử văn hóa gồm: "Địa điểm thành lập Trung đoàn 12 – Hòa Bình” huyện Cao Phong; di tích lịch sử chùa Quan Âm, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn); đền Cát Đùn, xã Đồng Tâm, (Lạc Thủy).Duy trì mở cửa phòng trưng bày di sản "Văn hóa Hòa Bình” phục vụ nhân dân và khách đến thăm quan, nghiên cứu. Các địa phương đã tổ chức các lễ hội truyền thống đảm bảo trang trọng, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với phong tục, tập quán, gắn với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh.


P.V


Các tin khác


Du lịch tâm linh huyện Cao Phong thu hút khách

(HBĐT) - Huyện Cao Phong được biết đến với địa danh Mường Thàng, là một trong bốn vùng Mường cổ nổi tiếng của tỉnh. Huyện có nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển du lịch, trong đó phải kể đến du lịch tâm linh. Trong những ngày đầu xuân, Cao Phong là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn đối với du khách và người dân trong, ngoài tỉnh.

Du ngoạn hồ Hòa Bình, chiêm bái đền Chúa Thác Bờ đầu xuân

(HBĐT) - Có 2 cách để đến đền Chúa Thác Bờ là xuất phát từ cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) và cảng Thung Nai, xã Bình Thanh (Cao Phong). Chúng tôi chọn xuất phát từ cảng Bích Hạ. Năm nay, khu vực cảng sạch sẽ, quy củ hơn. Lực lượng chức năng trực điều tiết, phân luồng, xếp lượt các tàu, thuyền. Dịch vụ tàu chở khách ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Nét đẹp trong trang phục truyền thống của đồng bào Tày

(HBĐT) - Rong ruổi trên con đường từ thị trấn Đà Bắc ngược lên các xã: Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Mường Chiềng… không khó để bắt gặp những người phụ nữ dân tộc Tày trong bộ trang phục truyền thống. Đồng bào Tày chiếm tới 40,57% trong 5 dân tộc anh em cùng chung sống ở huyện Đà Bắc. Trong nhịp sống hiện đại, văn hóa dân tộc Tày về trang phục, chữ viết, phong tục tập quán luôn "hòa nhập nhưng không hòa tan”, nổi bật là việc giữ gìn, phát huy nét đẹp trong bộ trang phục truyền thống.

Phục dựng lễ hội truyền thống đình làng Quèn Thị

(HBĐT) - Theo lịch sử, làng Quèn Thị thuộc xã Cao Dương, huyện Lương Sơn được khai sinh vài trăm năm về trước. Đầu tiên làng chỉ có 7 hộ từ nơi khác về đây an cư lập nghiệp. Sau đó, phát triển thành làng có tên gọi là làng Trại Mít, nay là làng Quèn Thị. Cách đây khoảng 300 năm, nhân dân làng Quèn Thị đã xây dựng đình làng để thờ phụng các vị thần Tản Viên Sơn, Cun Trưởng Thung, Thành Hoàng làng.

Vai trò của Chí Chám và văn hóa rượu cần

(HBĐT) - Khi vui uống rượu cần, người Mường thường cử ra một người điều khiển cuộc vui gọi là Chí Chám hay Nhà Chám. Người này trực tiếp đong nước vào vò rượu cần và tính lượng uống cho mọi người như một trọng tài. Cuộc vui có sinh động hay không, một phần nhờ vào vai trò của Chí Chám.

65 học viên tham gia lớp tập huấn kỹ năng tác nghiệp ảnh báo chí

(HBĐT) - Trong 2 ngày từ 27 - 28/2, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên đã phối hợp tổ chức lớp tập huấn kỹ năng tác nghiệp nhiếp ảnh trong hoạt động báo chí hiện đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục