(HBĐT) - Trong 2 ngày (11 - 12/9), Báo Hòa Bình tổ chức lớp tập huấn viết chữ Mường cho 10 cán bộ, phóng viên, biên tập viên trong cơ quan. Đây là những cán bộ người dân tộc Mường, biết nói tiếng Mường. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng giảng dạy kết hợp bằng cả tiếng Việt và tiếng Mường. Lớp tập huấn được tổ chức đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.
Cán bộ, phóng
viên, biên tập viên Báo Hòa Bình tham gia lớp học chữ Mường.
Trên
cơ sở tài liệu hướng dẫn "Học chữ Mường cho người biết tiếng Mường” do Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng giới
thiệu khái quát về bộ chữ và bộ gõ chữ Mường của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình.
Các cán bộ, phóng viên, biên tập viên đã được truyền đạt, trao đổi về cách
viết, cách sử dụng bộ chữ, bộ gõ chữ Mường, các nguyên tắc khi viết chữ Mường.
Thực hành dịch các tin, bài đăng trên Báo Hòa Bình phiên bản tiếng Việt sang
chữ Mường để có thể đăng tải trên phiên bản tiếng Mường của Báo.
Ngày
8/9/2016, UBND tỉnh đã công bố Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn bộ
chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình và ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND, ngày
27/10/ 2016 về triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh. Sau khi có bộ
chữ và bộ gõ chữ Mường, thực hiện chủ trương của tỉnh, Báo Hòa Bình là đơn vị
tiên phong trong ứng dụng bộ chữ Mường và triển khai phiên bản tiếng Mường trên
Báo Hòa Bình điện tử. Đây là bước đi tích cực để từng bước quảng bá và đưa bộ
chữ Mường vào đời sống dân tộc Mường tại tỉnh, góp phần tích cực bảo tồn, phát
huy văn hóa Mường tại tỉnh, nơi có trên 63% dân số là người Mường. Thông qua
lớp tập huấn, cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Hòa Bình có thêm hiểu biết
và kỹ năng sử dụng bộ chữ Mường để áp dụng vào công việc.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Vào dịp Quốc khánh 2/9 hàng năm, người dân các xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn thường tổ chức ăn Tết Độc lập. Từ sáng sớm, không khí ở các vùng Mường Vang, Mường Khói rộn rã, hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ sôi nổi khắp thôn xóm, bản làng. Nhà nhà sum vầy bên vò rượu cần. Hân hoan đón Tết Độc lập, từ người già, trẻ nhỏ, thanh niên nam nữ đều mặc những bộ trang phục đẹp nhất đến nhà nhau thăm hỏi và ăn Tết. Đàn ông làm thịt lợn, thịt vịt, thịt gà, phụ nữ trải chiếu gói bánh uôi, bắc bếp đồ xôi…
(HBĐT) - Huyện Đoàn Lạc Thủy vừa tổ chức tập huấn cách sử dụng cồng chiêng cho hơn 20 thanh, thiếu niên tại xã Phú Nghĩa. Tại buổi tập huấn, nghệ nhân đã truyền đạt tới các em ý nghĩa, sự quan trọng của việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường và truyền dạy các kỹ năng nghe - cảm thụ tiếng chiêng, cách cầm chiêng, đánh chiêng, phân nhịp, cách cảm âm.
Chiều 30/8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ phát động hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”.
(HBĐT) - Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc biệt có giá trị tư tưởng, nhân văn sâu sắc. Mo Mường đã, đang được bảo tồn, lưu truyền, phát huy ở vùng đất Mường Vang - Lạc Sơn. Người Mường Vang luôn trân trọng và mong muốn di sản quý giá của dân tộc mãi trường tồn. Chính vì vậy, lớp truyền dạy mo Mường được huyện tổ chức vào đầu tháng 8/2021 tại xã Văn Sơn đã có 40 học viên tham gia. Không chỉ nam giới, người trung - cao tuổi mà cả phụ nữ, trẻ tuổi cũng háo hức, nghiêm túc học tập.
(HBĐT) - Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) là 2 xã có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Hàng năm, khoảng từ ngày 25/8, người dân xã Hang Kia, Pà Cò đã tạm gác lại những công việc thường nhật để chuẩn bị cho mình cũng như các thành viên trong gia đình những bộ trang phục mới nhất, rực rỡ sắc màu để đón Tết Độc lập.
(HBĐT) - Căn cứ Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, ngày 29/9/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân”, "Nghệ sĩ ưu tú”; Nghị định số 40/2021/NĐ-CP, ngày 30/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, ngày 29/9/2014 của Chính phủ.