(HBĐT) - Ngày 1/10, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh, 30 năm ngày tái lập tỉnh Hòa Bình đã tổ chức khai trương trưng bày triển lãm ảnh và hiện vật bảo tàng. Tới dự có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Tỉnh, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo cán bộ, công chức, viên chức…

 


Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và nguyên lãnh đạo tỉnh thăm quan triển lãm ảnh thành tựu KT - XH sau 30 năm tái lập tỉnh Hòa Bình.

Trưng bày hiện vật bảo tàng với chủ đề "Tỉnh Hòa Bình 135 năm xây dựng và phát triển” và triển lãm ảnh thành tựu KT-XH là sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh (1886 – 2021), 30 năm ngày tái lập tỉnh Hòa Bình (1/10/1991 – 1/10/2021). Tổ chức trưng bày nhằm giới thiệu, tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh về bản sắc văn hóa, truyền thống đấu tranh cách mạng và thành tựu về sự nghiệp xây dựng, phát triển của tỉnh trong thời kỳ đổi mới.

Nội dung trưng bày với hơn 300 tài liệu ảnh, hiện vật và các tài liệu bổ trợ được thể hiện theo 5 nội dung về: Chính trị; kinh tế; văn hóa – xã hội; AN-QP và quá trình xây dựng, phát triển của tỉnh. Đồng thời chia thành 2 chuyên đề, chuyên đề 1: Sự thành lập và quá trình đấu tranh giành độc lập của quân và dân tỉnh Hòa Bình từ năm 1886 – 1975. Giới thiệu quá trình thành lập tỉnh Hòa Bình; các cuộc khởi nghĩa của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh trước khi có Đảng; thời kỳ Tổng khởi nghĩa năm 1945; cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chuyên đề 2: Tỉnh Hòa Bình 30 năm tái lập và phát triển. Giới thiệu sự thay đổi về địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình từ năm 1976 – 2021; tỉnh Hòa Bình trong 30 năm tái lập và phát triển.

Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình; giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa, tự tôn dân tộc trong cộng đồng các dân tộc tỉnh Hòa Bình, đồng thời quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh với Nhân dân và du khách trong, ngoài tỉnh.

H.N

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Sinh hoạt chuyên đề “Vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc”

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 15, ngày 10/1/2020 của BTV Huyện ủy Mai Châu về bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện, giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; nhằm duy trì bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, Hội LHPN huyện Mai Châu vừa tổ chức sinh hoạt chuyên đề "Vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc” tại Chi hội phụ nữ xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn.

Sắc màu thổ cẩm Chiềng Châu

(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu đã có từ lâu đời, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống. Kế thừa và phát huy những tinh túy của nghề, kết hợp với sự sáng tạo, tinh tế, những phụ nữ Thái ở xã Chiềng Châu đã tạo ra những sản phẩm mới đặc trưng, vừa mang nét văn hóa truyền thống vừa mang tính hiện đại. Cũng vì vậy, thổ cẩm Chiềng Châu trở thành mặt hàng được ưa chuộng, thị trường tiêu thụ mở rộng tới nhiều đối tượng khách hàng ở các tỉnh và cả những khách hàng ở nước ngoài.

Huyện Mai châu: Giữ nét đẹp trang phục dân tộc

(HBĐT) - Ở các xã vùng cao Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), bà con người Mông thường xuyên mặc trang phục truyền thống dân tộc. Trang phục nam giới gồm áo, thắt lưng, quần với màu sắc chủ yếu là màu đen. Nữ giới có khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước, xà cạp và đồ trang sức. Điều đặc biệt, đây đều là những sản phẩm có được từ thành quả lao động, do bàn tay các mẹ, các chị làm ra, từ lúc trồng nguyên liệu, chuốt từng sợi đay đến dệt nên tấm vải để may thành áo, váy, quần. Bà con rất yêu quý, tự hào khi mang vẻ đẹp trang phục cả trong lao động, sản xuất và dịp lễ hội.

Động Tiên Phi - “viên ngọc quý” bị lãng quên

(HBĐT) - Động Tiên Phi nằm trên đỉnh đồi Thúc hay còn gọi là đồi Thung Phi, thuộc tổ 7, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình), được phát hiện năm 1982. Nơi đây đã từng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, khám phá. Thế nhưng những năm gần đây, động Tiên Phi đang dần bị chìm vào quên lãng.

Đặc sắc các lễ hội ở Hòa Bình

(HBĐT) - Ở Hòa Bình, các lễ hội truyền thống đều mang tín ngưỡng dân gian sâu đậm. Vì vậy, hoạt động lễ hội thường có 2 phần tương đối độc lập và trình tự: Lễ và hội. Lễ hội cũng là dịp để để mọi người ôn lại lịch sử truyền thống văn hóa, hoặc các tục lệ nhiều đời của cộng đồng dân cư mà mình là thành viên...

Quan tâm xây dựng, quản lý, sử dụng thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở

(HBĐT) - Những năm qua, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao (VH-TT) trên địa bàn huyện Đà Bắc được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, cơ bản đáp ứng việc phục vụ các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, nhiệm vụ chính trị ở địa phương, tác động tích cực đến đời sống xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục