(HBĐT) Đã hơn 2 năm nay, câu lạc bộ (CLB) hát dân ca Mường Khói ở xóm Bái, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) thường xuyên tổ chức hát trong các dịp lễ hội, ngày rằm hoặc đơn giản chỉ trong cuộc gặp mặt của các thành viên.


Một buổi giao lưu, sinh hoạt của câu lạc bộ hát dân ca Mường Khói, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn).

CLB có 17 thành viên tham gia sinh hoạt thường xuyên. Ông Bùi Văn Chính, Chủ nhiệm CLB cho biết: Thời gian trước, CLB hoạt động rất tích cực, ngoài lễ hội, đình đám thì thành viên CLB tự tổ chức giao lưu, sưu tầm. Ngoài ra tổ chức giao lưu với các CLB hát dân ca Mường trong huyện và tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình. Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tập trung đông người hạn chế, các thành viên tự tổ chức thành nhóm nhỏ để duy trì luyện tập. Ngoài CLB hát dân ca Mường Khói, trên địa bàn huyện còn có hàng chục CLB ở các xã, thị trấn với hàng trăm thành viên tham gia, duy trì việc hát dân ca Mường trong thời gian gần đây.

Từ khi có Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hát dân ca Mường ngày càng được quan tâm, đặc biệt hát Thường rang - bộ mẹng, hát đúm giao duyên được phát huy mạnh mẽ ở cộng đồng dân cư trên toàn huyện, là điểm nhấn trong các lễ hội, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng. Nhiều nghệ nhân tâm huyết với dân ca Mường cổ đã tổ chức sưu tầm, ghi chép, ghi hình đưa lên kênh youtube. Tiêu biểu nhất là nghệ nhân Bùi Huy Vọng ở xã Hương Nhượng. Nghệ nhân Bùi Huy Vọng cho biết: Mỗi loại hình diễn xướng có thế mạnh riêng. Ngày nay, đi khắp các thôn, xóm, đồng bãi, đâu đâu cũng văng vẳng tiếng hát Thường rang - bộ mẹng, hát Đúp giao duyên được phát ra từ các công cụ truyền thông như: ti vi, điện thoại thông minh, radio… Đã có một số gia đình mời nghệ nhân đến hát vui tại đám cưới, lễ thanh minh, về nhà mới… Điều này chứng tỏ tình yêu với Thường rang - bộ mẹng, hát Đúp giao duyên còn rất sâu nặng trong Nhân dân. Không chỉ vậy, các vùng người Mường sinh sống ở tỉnh Thanh Hóa cũng rất sôi nổi khi mời các nhóm hát Thường rang - bộ mẹng, hát Đúp giao duyên của huyện Lạc Sơn vào giao lưu.  

Ngoài các bài hát có sẵn (các bài Thường Áng) được lưu truyền trong dân gian, còn lại phần đa việc hát luôn phải ứng tác - ứng khẩu - sáng tạo lời hát (ca từ), hát tức khắc một cách nhuần nhuyễn sao cho khớp với lối giai điệu, nhịp điệu có sẵn để đối đáp ngay tại chỗ. Nghệ nhân hát phải sưu tầm, học hỏi và lưu giữ một khối lượng lớn ngôn ngữ Mường, bao gồm cả tiếng Mường cổ và tiếng Mường đương đại. Bản chất hát dân ca Mường, nhất là hát đối đáp giao duyên thực chất là một cuộc làm thơ tức thì để đối đáp với bạn hát. Như vậy, nghệ nhân hát nắm và lưu giữ rất nhiều tri thức về ngôn ngữ Mường, đòi hỏi trí thông minh, vốn liếng về tiếng nói để ứng biến, nhất là tiếng Mường cổ, sự sáng tạo đột xuất. Trong việc đặt lời hát, quan trọng nhất là việc đặt lời và gieo vần câu trên xuống câu dưới sao cho hợp lý, có thế lời hát mới nhuần nhuyễn, không lạc điệu, không bị ngắt quãng, thuyết phục người nghe. Với hoạt động thường xuyên của các CLB dân ca Mường đang từng bước đưa những làn điệu dân ca trở lại với cuộc sống thường ngày của người dân. Những mô hình này cũng góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát triển các điệu dân ca, dân vũ cùng bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng dân tộc Mường trên địa bàn toàn tỉnh.

Việt Lâm

Các tin khác


Khai trương trưng bày triển lãm ảnh và hiện vật bảo tàng

(HBĐT) - Ngày 1/10, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh, 30 năm ngày tái lập tỉnh Hòa Bình đã tổ chức khai trương trưng bày triển lãm ảnh và hiện vật bảo tàng. Tới dự có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Tỉnh, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo cán bộ, công chức, viên chức…

Lần đầu tổ chức trực tuyến “Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021”

"Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021” là chương trình lần đầu được tổ chức trực tuyến và phát sóng trên các nền tảng mạng xã hội từ 15 giờ đến 18 giờ (giờ Việt Nam) ngày 9/10, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Sĩ.

Phim “Miền ký ức” tham dự Liên hoan phim quốc tế Busan

Bộ phim "Miền ký ức” (Memoryland) của đạo diễn Bùi Kim Quy được Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thẩm định và cấp phép đại diện cho điện ảnh Việt Nam tham gia tranh giải tại Liên hoan phim quốc tế Busan 2021, diễn ra tại Hàn Quốc từ ngày 6 đến 15-10.

Xã Mỹ Hoà: Toàn dân chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa

(HBĐT) - Về Mỹ Hoà (Tân Lạc) hôm nay, kinh tế địa phương đang trên đà phát triển, cuộc sống bà con đã, đang có nhiều khởi sắc. 

Huyện Mai Châu: Sinh hoạt chuyên đề “Vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc”

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 15, ngày 10/1/2020 của BTV Huyện ủy Mai Châu về bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện, giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; nhằm duy trì bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, Hội LHPN huyện Mai Châu vừa tổ chức sinh hoạt chuyên đề "Vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc” tại Chi hội phụ nữ xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục