(HBĐT) - Nép mình bên dòng sông Đà, cạnh con suối Đúng, khu di tích lịch sử quốc gia Nhà tù Hoà Bình luôn chứng kiến sự đổi thay không ngừng, từng bước chuyển mình của TP Hòa Bình, cùng những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của tỉnh Hoà Bình.



Di tích lịch sử cách mạng Nhà tù Hoà Bình, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) là điểm thăm quan của người dân trong và ngoài tỉnh.

Nhà tù Hòa Bình có diện tích 1.500 m2, được tỉnh trùng tu từ nhiều năm trước và được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2000. Năm 2017, di tích được bàn giao cho phường Tân Thịnh (TP Hoà Bình) quản lý, khai thác. Những dấu tích còn lại của nhà tù hầu như không còn nhiều ngoài một chòi canh tròn bằng bê tông, được lính Pháp cho xây dựng tại triền đê Đà Giang vẫn hiện hữu.  

Theo lịch sử ghi lại, nhà tù Hoà Bình đ­ược xây dựng năm 1896 trên diện tích đất hình chữ nhật, phía ngoài đư­ợc bao quanh bằng 4 bức t­ường cao 3 thư­ớc, trên t­ường hăng dây thép gai, 4 góc t­ường là 4 chòi canh.

Tháng 3/1943, thực dân Pháp chuyển một số tù chính trị từ nhà tù Sơn La về giam giữ ở nhà tù Hoà Bình để giảm bớt số l­­ượng, đồng thời chờ điều kiện thuận lợi để chuyển bớt, di lý một số tù nhân ra giam giữ tại Côn Đảo.

Di tích nhà tù Hoà Bình gắn liền với những tên tuổi của những chiến sỹ cách mạng bị thực dân Pháp ra sức khủng bố, đàn áp, bắt bớ giam cầm như: Lê Đức Thọ, Vũ Dư­ơng, Bình Huấn, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Cơ Thạch, Bùi Quang Tạo, Lê Quốc Thân, Ngô Minh Loan, Mai Vị, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Hữu Hưng, Nguyễn Chí Nguyện... Các đồng chí đó sau này đều là những cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước ta.

Những năm 1943 - 1945, phong trào hoạt động của chi bộ nhà tù Hoà Bình, do đồng chí Lê Đức Thọ làm Bí thư phát triển mạnh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng ở tỉnh Hoà Bình.

Năm 1943, chi bộ nhà tù có kế hoạch kết nạp đảng viên mới, đây là lớp đảng viên đầu tiên chi bộ phát triển đ­ược ở nhà tù Hoà Bình. Tháng 3/1945, chớp thời cơ Nhật đảo chính Pháp, được sự chỉ đạo của T.Ư Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ, chi bộ nhà tù đã phát động và tổ chức thành công cuộc đấu tranh đòi thả tù chính trị. Chỉ trong vòng 1 tuần, phần lớn tù chính trị tại nhà tù được thả tự do, được cán bộ và quần chúng cách mạng thị xã Hòa Bình tích cực giúp đỡ. Các đảng viên của chi bộ đã trở về bắt liên lạc với T.Ư Đảng, Xứ ủy Bắc Kỳ. Một số đồng chí được bổ sung cho lực lượng cách mạng của tỉnh…

Tháng 8/1945, hòa chung khí thế tiến công của cả nước, những người con đất Mường đồng loạt "rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Những chiến sỹ cộng sản trong nhà tù Hòa Bình ngày ấy cũng là nhân tố quan trọng góp phần tạo đà cho ngày cách mạng quật khởi.

Trong những ngày kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh, 30 năm tái lập tỉnh, bồi hồi nhớ lại những trang lịch sử vẻ vang của tỉnh Hoà Bình, chị Vũ Thị Thảo, công chức văn hoá - xã hội phường Tân Thịnh cho hay, nhà tù Hoà Bình là di chứng công cụ đàn áp, nói lên tội ác của thực dân Pháp, là nơi giam giữ, tra tấn các chiến sỹ cách mạng. Đồng thời chính nơi này đã bồi dưỡng, rèn luyện những chiến sỹ cộng sản kiên cường, bất khuất, giữ trọn khí tiết cách mạng, đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. Hàng năm có nhiều đoàn thăm quan trong và ngoài tỉnh, cùng đông đảo học sinh đến tìm hiểu về truyền thống cách mạng tại nhà tù Hoà Bình. 

Di tích Nhà tù Hoà Bình được xây dựng lại không chỉ góp phần soi sáng lịch sử, mà còn thể hiện sự tri ân sâu sắc của Đảng bộ, quân và dân tỉnh ta đối với các thế hệ cha anh đi trước. Để âm vang Cách mạng Tháng Tám mãi trường tồn, khắc ghi trong trái tim mỗi người con đất Mường, đặc biệt là thế hệ trẻ, việc giáo dục truyền thống cách mạng sẽ giúp mỗi người dân nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc, từ đó biết trân trọng, giữ gìn và phát huy "thiên sử vàng” chói lọi trong thời đại mới.

Cũng theo chị Vũ Thị Thảo, di tích Nhà tù Hoà Bình hiện rất cần có nguồn kinh phí để thiết kế sa bàn, mô hình tạo thuận lợi cho người dân tìm hiểu, thăm quan. Ngoài ra, một số cơ sở hạ tầng như chòi canh, tường phía ngoài cũng cần được đầu tư nâng cấp nhằm đảm bảo xứng tầm là khu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.

Hồng Trung

Các tin khác


Xã Mỹ Hoà: Toàn dân chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa

(HBĐT) - Về Mỹ Hoà (Tân Lạc) hôm nay, kinh tế địa phương đang trên đà phát triển, cuộc sống bà con đã, đang có nhiều khởi sắc. 

Huyện Mai Châu: Sinh hoạt chuyên đề “Vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc”

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 15, ngày 10/1/2020 của BTV Huyện ủy Mai Châu về bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện, giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030; nhằm duy trì bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, Hội LHPN huyện Mai Châu vừa tổ chức sinh hoạt chuyên đề "Vai trò của phụ nữ trong việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc” tại Chi hội phụ nữ xóm Xăm Pà, xã Nà Phòn.

Sắc màu thổ cẩm Chiềng Châu

(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu đã có từ lâu đời, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống. Kế thừa và phát huy những tinh túy của nghề, kết hợp với sự sáng tạo, tinh tế, những phụ nữ Thái ở xã Chiềng Châu đã tạo ra những sản phẩm mới đặc trưng, vừa mang nét văn hóa truyền thống vừa mang tính hiện đại. Cũng vì vậy, thổ cẩm Chiềng Châu trở thành mặt hàng được ưa chuộng, thị trường tiêu thụ mở rộng tới nhiều đối tượng khách hàng ở các tỉnh và cả những khách hàng ở nước ngoài.

Huyện Mai châu: Giữ nét đẹp trang phục dân tộc

(HBĐT) - Ở các xã vùng cao Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), bà con người Mông thường xuyên mặc trang phục truyền thống dân tộc. Trang phục nam giới gồm áo, thắt lưng, quần với màu sắc chủ yếu là màu đen. Nữ giới có khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước, xà cạp và đồ trang sức. Điều đặc biệt, đây đều là những sản phẩm có được từ thành quả lao động, do bàn tay các mẹ, các chị làm ra, từ lúc trồng nguyên liệu, chuốt từng sợi đay đến dệt nên tấm vải để may thành áo, váy, quần. Bà con rất yêu quý, tự hào khi mang vẻ đẹp trang phục cả trong lao động, sản xuất và dịp lễ hội.

Động Tiên Phi - “viên ngọc quý” bị lãng quên

(HBĐT) - Động Tiên Phi nằm trên đỉnh đồi Thúc hay còn gọi là đồi Thung Phi, thuộc tổ 7, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình), được phát hiện năm 1982. Nơi đây đã từng thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, khám phá. Thế nhưng những năm gần đây, động Tiên Phi đang dần bị chìm vào quên lãng.

Đặc sắc các lễ hội ở Hòa Bình

(HBĐT) - Ở Hòa Bình, các lễ hội truyền thống đều mang tín ngưỡng dân gian sâu đậm. Vì vậy, hoạt động lễ hội thường có 2 phần tương đối độc lập và trình tự: Lễ và hội. Lễ hội cũng là dịp để để mọi người ôn lại lịch sử truyền thống văn hóa, hoặc các tục lệ nhiều đời của cộng đồng dân cư mà mình là thành viên...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục