(HBĐT) - Xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) có 15 khu dân cư với 2.464 hộ, 9.269 nhân khẩu, 7 dân tộc anh em cùng chung sống. Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện cho giao thương, phát triển KT-XH. Đặc biệt, có 2 khu di tích quốc gia là di tích Nhà máy in tiền và di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh quần thể hang động chùa Tiên thu hút hàng triệu lượt khách thăm quan mỗi năm. Trên địa bàn hiện có 13 cơ sở tín ngưỡng (CSTN) đang hoạt động.


Múa lân - sư - rồng trong lễ hội chùa Tiên, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) hàng năm gắn với hoạt động tín ngưỡng, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.   

Theo đồng chí Màu Đăng Ưng, Phó Chủ tịch UBND xã, trong 13 CSTN đang hoạt động có 3 CSTN là đền Trình, đền Mẫu, đình Trung do BQL các khu di tích huyện trực tiếp quản lý. 10 CSTN thuộc thẩm quyền quản lý của UBND xã, gồm: Đền Bà Bàng, đình Đốc Năm (thôn Đầm Đa); đền Phủ Định, Bến Nghĩa (thôn Bến Đình); đền Cố Nghĩa (thôn Bến Nghĩa); đền Bù Đề, đình Đồi Quán (thôn Đồng Thung), đình Thượng (thôn Lão Ngoại); miếu họ Đinh, miếu bà Sáo Lang (thôn Bưa Cú). Hàng năm, trên địa bàn diễn ra một số lễ hội tại CSTN, như: Lễ hội đình Thượng từ ngày 8 - 10/11 âm lịch; lễ hội đình Trung từ ngày 18 - 20/11 âm lịch; lễ hội đình Đồi Quán từ ngày 9 - 10 tháng Giêng. Lớn nhất là lễ hội chùa Tiên tại khu di tích chùa Tiên kéo dài từ mồng 4 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

Nhằm nâng cao nhận thức về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, hoạt động tín ngưỡng của Nhân dân, Đảng uỷ, UBND, UBMTTQ xã đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể quan tâm, phối hợp trong công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; hướng dẫn Nhân dân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện tốt về quy trình thành lập Ban đại diện, Ban quản lý các CSTN, đăng ký hoạt động tín ngưỡng, thông báo tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ, đột xuất… theo quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Hàng năm, kiện toàn tổ bảo vệ các CSTN để bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. 

Đa phần Nhân dân trên địa bàn theo tín ngưỡng thờ mẫu, thờ thần thành hoàng làng từ lâu đời, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng họ nên hoạt động tín ngưỡng tại các CSTN diễn ra thường xuyên hàng tháng, hàng năm. Người tham gia hoạt động tín ngưỡng chủ yếu là người dân địa phương. Khách thập phương đến thăm quan và tham gia hoạt động tín ngưỡng chỉ có ở điểm đền Trình, đền Mẫu theo chương trình thăm quan khu du lịch chùa Tiên. Nhiều lễ hội đình làng còn giữ được bản sắc dân tộc, như: Rước sắc, múa lân - sư - rồng, đánh chiêng, hát sắc bùa… là dịp để giáo dục truyền thống tự hào dân tộc, uống nước nhớ nguồn. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là một bộ phận khá đông thế hệ trẻ đi làm ăn xa, chỉ về tham dự hoạt động tín ngưỡng vào mỗi dịp lễ hội nên đa phần các giá trị văn hoá tinh thần này đều do người lớn tuổi biểu diễn, chưa có sự trao truyền dẫn đến dễ bị mai một theo năm tháng. Nhiều CSTN có không gian hẹp, xây dựng từ lâu đời đã xuống cấp, không đảm bảo cho Nhân dân tham gia hoạt động tín ngưỡng với số lượng lớn.

Để hoạt động tín ngưỡng của Nhân dân được thuận lợi, đáp ứng nhu cầu, cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp các cấp, ngành tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho thủ nhang và những người làm công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng. Chú trọng mở các lớp dạy đánh chiêng, múa lân - sư - rồng, hát dân ca Mường… cho thế hệ trẻ để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, phổ biến để người dân nắm bắt, hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng tín ngưỡng hòng gây kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước.

Bùi Minh

Các tin khác


Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Ninh Bình

Sáng 6/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Bái Đính, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam dự Lễ kỷ niệm.

Việt Nam tham dự Làng ẩm thực quốc tế dưới chân tháp Eiffel

Sau 2 năm gián đoạn do COVID-19, Làng ẩm thực quốc tế đã quay trở lại với người dân Paris. Diễn ra trong 4 ngày, từ 1-4/9 tại khu vườn Trocadéro dưới chân tháp Effeil, đây là lần thứ 5 người dân thủ đô và khách du lịch lại có cơ hội được khám phá văn hóa ẩm thực truyền thống của hơn 40 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Về Tuyên Quang xem Lễ hội Thành Tuyên

Trong tháng 9, các hoạt động chính thức của Lễ hội Thành Tuyên sẽ diễn ra với quy mô cấp tỉnh. Ngay từ đầu tháng Bảy âm lịch, các mô hình Trung thu ở Thành Tuyên đã "tung tăng” khắp phố phường. Tái khởi động sau gần 2 năm tạm dừng vì dịch bệnh, Lễ hội Thành Tuyên năm nay sẽ là lễ hội đặc biệt với chuỗi sự kiện chưa từng có, được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, sẵn sàng mang tới cho nhân dân và du khách những trải nghiệm thú vị.

Ra mắt sách "Hòa Bình miền thương nhớ"

(HBĐT) - Ngày 4/9, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức ra mắt sách "Hòa Bình miền thương nhớ" của tác giả Lê Mai Thao.

Về Mường Bi vui Tết Độc lập

(HBĐT) - Về Phong Phú (Tân Lạc) vào đúng dịp khắp các tuyến đường, trước mỗi cửa nhà đều rực rỡ sắc đỏ của cờ Tổ quốc, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Tiếng nói cười rộn rã, không khí tất bật chuẩn bị, mỗi người một công việc từ trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị thực phẩm để làm mâm cỗ cúng tổ tiên và đón con cháu về tụ họp, đoàn viên trong ngày Tết Độc lập của dân tộc.

Khẳng định giá trị "Văn hóa Hòa Bình"

(HBĐT)-Cách đây vừa tròn 77 năm, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh trong đó ghi rõ "Bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam". Sắc lệnh được ban hành đặt nền móng cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản, bản sắc văn hoá dân tộc. Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong những năm qua, tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, lấy văn hóa dân tộc làm sức mạnh nội sinh cho sự phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục