Người dân và du khách hốt hoảng rời khỏi sân bay Ataturk sau khi xảy ra các vụ tấn công. Ảnh: Reuters.

Người dân và du khách hốt hoảng rời khỏi sân bay Ataturk sau khi xảy ra các vụ tấn công. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim thông báo, các kết quả điều tra cho thấy cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đứng sau vụ tấn công liều chết nhằm vào sân bay quốc tế Ataturk, sân bay chính của thành phố Istanbul, làm gần 200 người thương vong.

Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, các vụ tấn công này là nhằm “chào mừng” 2 năm ngày IS tuyên bố thành lập Vương quốc Hồi giáo (Caliphate) (29-6-2014 – 29-6-2016).

 

Tính tới 16h ngày 29-6 (giờ Việt Nam), số người thiệt mạng do các vụ tấn công đã lên tới 36 người và số người bị thương là khoảng 150. Theo Văn phòng Pháp y Thổ Nhĩ Kỳ, 27 trên tổng số 36 nạn nhân xấu số là người nước này. 13 thi thể đã được bàn giao cho người thân của các nạn nhân. Thông qua mạng xã hội Twitter, Giáo sư Thomas Johnson, tới từ Trường Đào tạo sĩ quan Hải quân Mỹ, tự đặt ra câu hỏi: Hành động tấn công ở Istanbul liệu có phải là món quà bệnh hoạn vô nhân tính chào mừng “kỷ niệm ngày tổ chức Caliphate xuất hiện”?

 

Đồng tình với ý kiến này, bà Lavdey Morris, Trưởng Văn phòng đại diện báo The Washington Post ở Baghdad, cho rằng: “Cuộc tấn công vào sân bay là tuyên bố mở đầu năm thứ hai của nhóm Hồi giáo Caliphate”. Trước đó, ngay sau khi xảy ra tấn thảm kịch này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã triệu tập một cuộc họp khẩn với Thủ tướng Yildirim và các quan chức quân sự cấp cao nước này.

 

Tổng thống Erdogan bày tỏ, “các cuộc tấn công vào sân bay Ataturk, và đặc biệt là (sân bay) ở các nước phương Tây cũng như trên toàn thế giới sẽ là một thực tế quan trọng, một bước ngoặt cho cuộc chiến chung chống các tổ chức khủng bố”. 

 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, các cuộc tấn công “đã diễn ra trong tháng lễ Ramadan, điều đó cho thấy bọn khủng bố không màng gì tới những đức tin và giá trị”. Tổng thống Erdogan cũng gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân xấu số và toàn bộ người dân Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã “kịch liệt lên án vụ tấn công khủng bố trên” và “bày tỏ sự thông cảm sâu sắc, đồng thời gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân, cũng như tới chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ”. Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng kêu gọi sự hợp tác tăng cường trong cuộc chiến chống khủng bố.

 

Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng John Earnest đã ra thông cáo lên án vụ tấn công khủng bố tại Thổ Nhĩ Kỳ: “Mỹ lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại sân bay quốc tế Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ khiến hàng chục người chết và bị thương. Cũng như sân bay Ataturk, sân bay ở Brussels từng bị tấn công năm ngoái, là biểu tượng về sự kết nối toàn cầu và là điểm gắn kết chúng ta lại với nhau. Tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến các thân nhân của những người đã thiệt mạng trong vụ tấn công và hy vọng rằng những người bị thương sẽ nhanh chóng bình phục”.

 

Nhà Trắng tuyên bố Mỹ trước sau như một ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống lại các mối đe dọa khủng bố. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã “rất sốc trước thông tin về vụ tấn công khủng bố ở Istanbul. Chúng tôi cầu nguyện cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Nước Đức đứng bên cạnh các bạn”.

 

Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Bỉ Didier Reynders cho biết, ông cũng rất sốc và đau buồn trước vụ tấn công tại sân bay Ataturk ở Istanbul. Ông Reynders lên án hành động khủng bố khiến hàng chục người thiệt mạng. Ngoại trưởng Bỉ cũng bày tỏ tình đoàn kết với gia đình các nạn nhân và Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Reynders nhấn mạnh, Bỉ sẽ tiếp tục hợp tác với các nước trên thế giới trong cuộc chiến chung chống chủ nghĩa khủng bố.

Theo nhận định của Chủ tịch Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Konstantin Kosachev, vụ tấn công khủng bố sân bay ở Istanbul là một trong các nỗ lực nhằm ngăn Thổ Nhĩ Kỳ hàn gắn mối quan hệ với Nga, Israel.

 

Ông Kosachev chỉ ra rằng, dường như Ankara đã được “cảnh báo” về việc tích cực tham gia mặt trận chống khủng bố do chính sách Ngoại giao Nga tạo ra ngay từ đầu. Theo ông, thảm kịch ở sân bay Istanbul sẽ chỉ khiến các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tích cực đối thoại với nhau hơn, và “bất chấp những thứ xảy ra ngày hôm nay, chúng ta cảm thấy đoàn kết với người dân Thổ Nhĩ Kỳ”.

 

Chia sẻ quan điểm này, thành viên Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga, ông Franz Klintsevich cũng cho rằng, ba vụ đánh bom tự sát ở sân bay Istanbul là hành động đáp trả nỗ lực hàn gắn quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ, và không loại trừ khả năng “một vài lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ không hài lòng đã phản ứng sau khi Tổng thống Erdogan muốn bình thường hóa quan hệ với Nga. Ông Erdogan đã bị gây sức ép buộc phải chuyển sự tập trung sang các vấn đề khác”.

 

Ông Klintsevich tin rằng, khủng bố muốn reo rắc sự hỗn loạn và hoàn toàn gây mất ổn định tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ - điều mà Moskva luôn quan ngại. Ông nói: “Việc gây rối ở Thổ Nhĩ Kỳ ngay từ bên trong rõ ràng nhằm tàn phá sự thống nhất của khu vực Trung Đông”.

 

                                                                                          

 

                                                                            

                                                                                      Theo CAND

 

Các tin khác


ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Ít nhất 58 người đi dự đám tang thiệt mạng trong vụ lật thuyền ở CH Trung Phi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 20/4, giới chức địa phương cho biết ít nhất 58 người đi dự đám tang đã thiệt mạng sau khi chiếc thuyền chở quá tải của họ bị lật úp ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi trước đó một hôm.

Panama hồi hương nhiều cổ vật thời kỳ tiền Colombo

Phóng viên TTXVN tại châu Mỹ dẫn thông báo ngày 19/4 của Bộ Văn hóa Panama (Micultura) cho biết cơ quan này đã thu hồi thành công 36 cổ vật có từ thời kỳ tiền Colombo từ các nhà sưu tập cá nhân tại Italia và Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục