Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tại cuộc họp báo ở Washington DC.. Ảnh: EPA/TTXVN

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby tại cuộc họp báo ở Washington DC.. Ảnh: EPA/TTXVN

(HBĐT) - Chiều 12/7 (theo giờ Việt Nam), Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) đã ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông.

 

Theo TTXVN, phán quyết của PCA khẳng định yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn" là trái với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS); Trung Quốc không có "tư cách lịch sử" đối với các vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về "các quyền lịch sử" đối với những nguồn tài nguyên trong "đường 9 đoạn".

PCA cho rằng, không một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa tạo cho Trung Quốc quyền có vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc không có quyền hạn đối với vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý của bãi Mischief (Vành Khăn) hay bãi Thomas (Cỏ Mây).

PCA cũng khẳng định thực thể Itu Aba (Ba Bình) thuộc quần đảo Trường Sa là "bãi đá", nên không có vùng đặc quyền kinh tế. PCA cho rằng Bắc Kinh đã làm tổn hại lâu dài và không thể bù đắp được hệ sinh thái san hô ở quần đảo Trường Sa.

Phán quyết của PCA cũng nhấn mạnh Trung Quốc đã can thiệp vào các quyền đánh bắt truyền thống của Philippines tại bãi Scarborough (Hoàng Nham) trên Biển Đông. Theo PCA, những hành động của Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm những tranh chấp với Philippines trong lúc các bên đang nỗ lực để giải quyết vấn đề.

TTXVN cũng cho biết, sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố khẳng định phán quyết của PCA là "đóng góp quan trọng đối với mục đích chung của giải pháp hòa bình" cho các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Trong tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby bày tỏ "hy vọng và mong muốn" các bên sẽ tuân thủ những nghĩa vụ đối với phán quyết có tính ràng buộc pháp lý về Biển Đông nói trên.

Đồng thời, Washington hối thúc "tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền tránh những tuyên bố hoặc hành động khiêu khích" sau khi PCA ra phán quyết này.

Bên cạnh đó, Mỹ còn nhấn mạnh vẫn tiếp tục nghiên cứu về phán quyết trên của PCA.

Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida ra tuyên bố cho rằng phán quyết của PCA là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc pháp lý, theo đó các bên liên quan phải tuân thủ phán quyết này.

Trong tuyên bố, Ngoại trưởng Kishida nêu rõ Nhật Bản kiên định ủng hộ việc tôn trọng quy định luật pháp và sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết các tranh chấp trên biển.

Theo Vov.vn, chiều 12/1, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen trong khi tham dự Hội thảo Biển Đông được diễn ra tại Tokyo đã nhấn mạnh rằng phán quyết của PCA sẽ mở ra một thời đại mới, thời đại của những vấn đề quốc tế sẽ được giải quyết bằng pháp luật quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết thêm, vấn đề Biển Đông sẽ được phán quyết dựa trên thực tế, tính ràng buộc của những qui định quốc tế. Và dĩ nhiên các bên liên quan phải tuân thủ những qui định mang tính quốc tế, góp phần vào hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ cũng đã có phản ứng đầu tiên về phán quyết của PCA. Trên trang web của mình, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết New Delhi đang nghiên cứu vấn đề này một cách cẩn thận.

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngay sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Singapore (MFA) ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao, kiềm chế và tránh tiến hành bất kỳ hoạt động có thể gây căng thẳng trong khu vực.

Trả lời câu hỏi của truyền thông về phán quyết của PCA, người phát ngôn MFA cho biết Singapore đã ghi nhận phán quyết của PCA theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, đồng thời đang nghiên cứu các phán quyết của PCA và tác động đối với Singapore cũng như toàn khu vực. MFA nhấn mạnh Singapore ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS, mà không cần đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Là một nhà nước nhỏ, Singapore ủng hộ việc duy trì một trật tự dựa trên luật lệ, duy trì và bảo vệ các quyền và đặc quyền của tất cả các nước.

Bộ trên khẳng định Singapore thực hiện chủ trương duy trì quan hệ lâu dài và hữu nghị với tất cả các bên, bao gồm cả quan hệ song phương và trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Singapore ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, Bộ Ngoại giao nước này đã ra tuyên bố kêu gọi gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển bền vững Biển Đông.

Trong tuyên bố được đưa ra vài giờ trước khi PCA ra phán quyết, Bộ Ngoại giao Thái Lan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á và các khu vực xung quanh, cũng như việc khôi phục lòng tin giữa các quốc gia trong khu vực nhằm xây dựng một môi trường có lợi cho thịnh vượng và sự phát triển bền vững, thông qua hợp tác trên tinh thần xây dựng.

Thái Lan khẳng định vấn đề Biển Đông nên được giải quyết thông qua các nỗ lực phối hợp và bằng mọi phương cách, trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau cũng như lợi ích công bằng, phản ánh bản chất quan hệ lâu dài giữa ASEAN và Trung Quốc.

Tuyên bố nêu rõ: việc triển khai đầy đủ DOC phải được xem trọng và tất cả các bên liên quan cần nỗ lực hợp tác sớm hoàn tất COC để giúp các nước cùng phát triển. Trong khi tái khẳng định ủng hộ các tuyên bố trước đó của ASEAN liên quan đến tình hình tại Biển Đông, Thái Lan cho rằng vì mục tiêu tối thượng của tất cả các bên và vì lợi ích của người dân, phải đảm bảo Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Về phía Philippines, TTXVN đưa tin, phản ứng trước phán quyết của PCA, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay đã ra tuyên bố hoan nghênh, đồng thời kêu gọi các bên liên quan "kiềm chế và bình tĩnh".

Bộ trưởng Yasay nhấn mạnh "Philippines khẳng định tôn trọng quyết định mang tính bước ngoặt này", coi đây như một đóng góp quan trọng vào các nỗ lực đang diễn ra nhằm giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

 

                                                Theo Báo Chính phủ

Các tin khác

Người Philippines biểu tình phản đối các hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Makati (Ảnh: Reuters)
Bên trong nhà máy hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima - Ảnh: AFP
Lực lượng an ninh In-đô-nê-xi-a tấn công nhóm khủng bố gây ra chuỗi các vụ tấn công xảy ra tháng 1-2016 ở thủ đô Gia-các-ta.
Người dân Xy-ri sống trong một trại tị nạn ở nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.

I-xra-en bị chỉ trích làm tổn hại hòa bình Trung Đông

Theo Tân Hoa xã và Roi-tơ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki Mun lên án việc I-xra-en thông qua kế hoạch xây dựng 800 nhà định cư mới ở trong và chung quanh Giê-ru-xa-lem. Tổng Thư ký bày tỏ thất vọng khi I-xra-en thông qua kế hoạch nêu trên chỉ vài ngày sau khi nhóm Bộ tứ về hòa bình Trung Đông hối thúc Ten A-víp ngừng hoạt động xây dựng khu định cư.

Những vấn đề nổi cộm của thế giới nửa đầu năm 2016

Thế giới đã chứng kiến những biến động trong nửa đầu năm 2016. Trong khi cả châu Âu đã bị sốc với quyết định nhất trí "ly hôn" EU của cử tri Anh trong cuộc trưng cầu dân ý thì người Mỹ choáng váng và sửng sốt khi ứng viên tổng thống gây nhiều tranh cãi Donald Trump cầm chắc tấm vé ứng cử tổng thống của đảng Cộng hòa.

Băng-la Đét quyết tâm chống khủng bố

Băng-la Đét kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức. Đây là tuyên bố mạnh mẽ của Thủ tướng Băng-la Đét Sây-khơ Ha-xi-na (Sheikh Hasina) đưa ra ngày 2-7 sau khi các lực lượng an ninh thực hiện thành công chiến dịch giải cứu con tin tại một nhà hàng ở thủ đô Đắc-ca.

Quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ đi vào chiều sâu

Chỉ trong vòng sáu tháng đầu năm 2016, ASEAN và Ấn Độ đã triển khai 30 trên tổng số 130 dòng hành động (chiếm 23%) trong kế hoạch hành động ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2016-2020. Trong đó, có 13 hoạt động trong lĩnh vực chính trị an ninh, 10 hoạt động về hợp tác kinh tế, bốn hoạt động về văn hóa-xã hội và ba hoạt động hợp tác xuyên ngành.

Brexit “phủ bóng” lên chiến lược phòng thủ mới của EU và NATO

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) vừa diễn ra ở Brúc-xen (Bỉ), EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí sẽ thiết lập chiến lược phòng thủ mới nhằm đối phó với tác động từ việc Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit. Tuy nhiên, nan giải là chiến lược mới phòng thủ mới này có nguy cơ bị “phủ bóng” bởi chính Brexit, theo đánh giá của các nhà phân tích...

Món quà "sinh nhật" bệnh hoạn và vô nhân tính của IS?

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim thông báo, các kết quả điều tra cho thấy cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đứng sau vụ tấn công liều chết nhằm vào sân bay quốc tế Ataturk, sân bay chính của thành phố Istanbul, làm gần 200 người thương vong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục