Chiều 17-11 (giờ địa phương), tức sáng 18-11 (giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tới thủ đô Li-ma, Pê-ru, bắt đầu tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 24 tổ chức tại Li-ma, Pê-ru, từ ngày 17 đến 20-11-2016 theo lời mời của Tổng thống Pê-ru P.Ku-xin-xki.

 

Ra đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân tại Sân bay quân sự số 2 có đại diện Chính phủ, Bộ Ngoại giao Pê-ru, Đại sứ Việt Nam tại Bra-xin kiêm nhiệm Pê-ru Nguyễn Văn Kiền và các cán bộ Đại sứ quán. Tham gia Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao; Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội; các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Đào Việt Trung, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng; Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao; Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Cùng đi, có: Đại sứ Việt Nam tại Bra-xin kiêm nhiệm Pê-ru Nguyễn Văn Kiền; Thứ trưởng Công thương Trần Quốc Khánh; Trợ lý Chủ tịch nước Trần Quang Tiệp.

* Ngày 18-11, tại thủ đô Li-ma của Pê-ru, diễn ra lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Phát biểu khai mạc hội nghị trước các nhà lãnh đạo 21 nước thành viên APEC, Tổng thống Pê-ru P.Ku-xin-xki kêu gọi lãnh đạo các nước kiên quyết bảo vệ thương mại tự do trước các xu hướng chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ và châu Âu. Trong bối cảnh hội nghị hằng năm bị tác động mạnh mẽ sau chiến thắng của ông Đ.Trăm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua và sự kiện người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ Luân Đôn rời khỏi Liên hiệp châu Âu (Brexit) trong cuộc trưng cầu ý dân, Tổng thống Pê-ru P.Ku-xin-xki nêu rõ: "Tại Mỹ và Anh, các xu hướng chủ nghĩa bảo hộ đang lan rộng. Cần phải đánh bại chủ nghĩa bảo hộ và đưa thương mại thế giới phát triển trở lại". Trong một tuyên bố nhằm vào lập trường phản đối thương mại của ông Trăm, Tổng thống Ku-xin-xki nhấn mạnh rằng "bất cứ ai muốn bảo vệ chủ nghĩa bảo hộ cần đọc lại lịch sử kinh tế những năm 1930".

* Ngày 17-11, tại thủ đô Li-ma, Pê-ru diễn ra lễ khai mạc Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 28 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Tham dự Hội nghị có các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế của 21 nền kinh tế thành viên APEC cùng đại diện các tổ chức quan sát viên của APEC, gồm Chủ tịch Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), Tổng Thư ký ASEAN, Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) và Chủ tịch Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC). Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tham dự với tư cách khách mời. Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu tham dự Hội nghị.

Hội nghị tiến hành ba phiên thảo luận và nghe báo cáo về tăng cường liên kết kinh tế khu vực và tăng trưởng chất lượng, thúc đẩy thị trường lương thực khu vực và hiện đại hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cũng như các khuyến nghị về đẩy mạnh hơn nữa hợp tác APEC thời gian tới. Các Bộ trưởng đánh giá cao báo cáo rà soát việc thực hiện các Mục tiêu Bô-go về tự do hóa thương mại và đầu tư, nhất trí đẩy mạnh nỗ lực liên kết khu vực.

Phát biểu ý kiến tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, bên cạnh những thách thức ngày càng mang tính đa chiều, APEC vẫn duy trì được đà hợp tác với những bước tiến quan trọng; nhấn mạnh, diễn đàn cần tiên phong làm sống động thương mại và đầu tư khu vực, cũng như điều phối các liên kết đa tầng nấc ở khu vực, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…; khẳng định, Việt Nam đẩy mạnh đổi mới đồng bộ, toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng và cùng các thành viên APEC tiếp tục nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, liên kết và thịnh vượng ở khu vực.

* Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng tiến hành các cuộc gặp, trao đổi ý kiến với các nhà lãnh đạo APEC, gồm Bộ trưởng Ngoại giao Phi-li-pin P.Y-a-xay và Quốc vụ khanh cao cấp Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Xin-ga-po M.Ô-xman. Các nước nhất trí tiếp tục cùng Việt Nam tăng cường các mối quan hệ đối tác song phương, cũng như đẩy mạnh phối hợp tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong năm 2017 khi Việt Nam đăng cai APEC.

Trong ngày 18-11, Hội nghị tiến hành các phiên họp về phát triển nguồn nhân lực, phối hợp các tổ chức khu vực là quan sát viên của APEC và công tác chuẩn bị cho Năm APEC 2017 tại Việt Nam.

 

                                                         Theo Báo Nhân dân

 

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục