Mối quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nhật Bản trong những năm gần đây trở nên khăng khít. Hai bên không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực, hướng tới những mục tiêu chiến lược, đáp ứng nguyện vọng và mang lại lợi ích cho hai nước.


Thủ tướng N.Mô-đi đón Thủ tướng S.A-bê và Phu nhân thăm bang Gu-gia-rát. Ảnh The Indian Express

Lãnh đạo hai nước thường xuyên trao đổi các chuyến thăm cấp cao, qua đó khẳng định mong muốn, coi trọng thúc đẩy quan hệ song phương phát triển mạnh hơn, phù hợp bối cảnh quốc tế mới. Ngày 13 và 14-9 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê thăm chính thức Ấn Ðộ và có cuộc hội đàm trực tiếp lần thứ mười với người đồng cấp nước chủ nhà N.Mô-đi kể từ khi ông Mô-đi nhậm chức năm 2014. Kết thúc hội đàm, các nhà lãnh đạo Ấn Ðộ và Nhật Bản ra thông cáo chung, trong đó cam kết thúc đẩy hợp tác hướng tới mục tiêu chiến lược ở khu vực Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương. Hai bên nhấn mạnh, Ấn Ðộ và Nhật Bản có thể đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ và tăng cường một trật tự dựa trên luật pháp. Hai bên cam kết nỗ lực phối hợp triển khai chiến lược "Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và phồn vinh" của Nhật Bản với chính sách "Hành động hướng Ðông" của Ấn Ðộ; tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh; thúc đẩy đầu tư; đẩy mạnh trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân; phối hợp trong đối phó các thách thức toàn cầu, như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống khủng bố, không gian và an ninh mạng, cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chống biến đổi khí hậu; tăng cường khuôn khổ hợp tác ba bên với Mỹ, Ô-xtrây-li-a và các nước khác.

Một trong những trọng tâm của chuyến thăm được báo chí hai nước đưa tin đậm nét là sự kiện các nhà lãnh đạo hai nước dự lễ khởi công tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Ấn Ðộ, diễn ra tại bang Gu-gia-rát, quê nhà của Thủ tướng N.Mô-đi. Từ khi lên cầm quyền, ông Mô-đi đã đưa dự án tuyến đường sắt cao tốc dài 500 km nối giữa thành phố công nghiệp A-mê-đa-bát ở bang miền tây Gu-gia-rát với trung tâm tài chính Mum-bai thành một trung tâm, chứng tỏ Ấn Ðộ có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. Phía Ấn Ðộ đánh giá cao việc Nhật Bản sử dụng công nghệ tàu "viên đạn" hiện đại để xây dựng tuyến đường, cho rằng công nghệ này sẽ tạo một cuộc cách mạng, làm thay đổi bộ mặt giao thông Ấn Ðộ. Với vận tốc trung bình 250 km/giờ, tuyến đường sắt cao tốc mới sẽ giúp rút ngắn thời gian đi từ A-mê-đa-bát tới Mum-bai còn khoảng ba giờ thay vì hơn tám giờ hiện nay. Chính phủ Ấn Ðộ tuyên bố sẽ nỗ lực để hoàn tất tuyến đường sắt cao tốc "mơ ước" trước tháng 8-2022, sớm hơn một năm so dự kiến. Phía Nhật Bản cho biết sẽ hỗ trợ ở mức cao nhất cho dự án, cung cấp 81% trong tổng số vốn gần 17 tỷ USD của dự án, với thời hạn 50 năm, lãi suất 0,1% mỗi năm. Thủ tướng S.A-bê khẳng định, dự án này đánh dấu sự khởi đầu mới trong quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn Ðộ, không chỉ dừng ở thương mại, mà phát triển lên thành quan hệ chiến lược và toàn cầu.

Cùng với dự án đầu tư khổng lồ vào tuyến đường sắt nói trên, thị trường đông dân thứ hai thế giới những năm gần đây thu hút đông đảo nhà đầu tư Nhật Bản. Hàng loạt dự án đầu tư khác của nhà đầu tư Nhật Bản đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Ấn Ðộ, từ ngành sản xuất ô-tô tới cơ sở hạ tầng, đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ ba ở Ấn Ðộ. Hai nước cũng đang thúc đẩy một kế hoạch trong đó Ấn Ðộ mua máy bay đổ bộ của Nhật Bản. Nhật Bản cũng cam kết sẽ hỗ trợ Ấn Ðộ thúc đẩy chương trình "Sản xuất tại Ấn Ðộ", góp phần đưa nền kinh tế lớn nhất Nam Á tăng trưởng và giúp Niu Ðê-li mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều thị trường khác mà Tô-ki-ô có ảnh hưởng. Hợp tác giữa Nhật Bản và Ấn Ðộ cũng được mở rộng trong hàng loạt lĩnh vực khác mà hai bên có tiềm năng và nhu cầu, như hàng hải, hàng không, quốc phòng, hạt nhân dân sự…

Nhân chuyến thăm của Thủ tướng S.A-bê, hai nước ký 15 thỏa thuận thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực, như quản lý thiên tai, phát triển kỹ năng, kết nối, kinh tế - thương mại, đầu tư, tạo việc làm, hàng không dân dụng, khoa học công nghệ, thể thao, nghiên cứu và trao đổi chuyên gia… Ðây là những lĩnh vực định hình tương lai quan hệ hai nước trong thời gian tới và thúc đẩy quan hệ Nhật Bản - Ấn Ðộ phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng mong muốn và lợi ích của cả hai bên trong bối cảnh tình hình địa chính trị tại khu vực đang thay đổi mạnh mẽ.

 

                                             TheoNhandan

Các tin khác


Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác

Sự thúc đẩy kinh tế "xanh” của Mỹ và chính quyền các tiểu bang đang biến rác thành kho báu.

Mỹ khẳng định tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga

Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.

Các công ty phương Tây không dễ rời Nga, một số lặng lẽ ở lại

Những công ty phương Tây muốn rút khỏi Nga phải đối mặt với nhiều rào cản, có khi phải nhận được sự chấp thuận của chính Tổng thống Putin.

Lở tuyết ở Pakistan làm 11 người thiệt mạng

Ngày 27/5, Cơ quan quản lý thiên tai của Pakistan cho biết có ít nhất 11 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương do tuyết lở khi các thành viên của một bộ lạc du mục đi qua một vùng núi ở phía Bắc nước này.

Người dân Israel tiếp tục biểu tình phản đối cải cách tư pháp

Tối 27/5, người dân Israel đã tiếp tục đổ ra đường phố Tel Aviv trong tuần biểu tình thứ 21 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, vài ngày sau khi Quốc hội Israel đã thông qua ngân sách nhà nước.

EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục