Rạng sáng 19-12 (giờ VN), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chính sách an ninh quốc gia đầu tiên dưới thời ông cầm quyền. Nhà Trắng gọi đó là một chiến lược mới cho một kỷ nguyên mới của nước Mỹ.

Mỹ đối đầu Nga, Trung Quốc trong chiến lược an ninh mới - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bài phát biểu công bố chiến lược an ninh quốc gia mới - Ảnh: REUTERS

Bài phát biểu của tổng thống Trump tại tòa nhà Ronald Reagan, thủ đô Washington, đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ hàng trăm người bên dưới. 

Đúng như dự đoán và các tài liệu rò rỉ trước đó, chiến lược dày 68 trang xoay quanh 4 trụ cột chính là: 

- Bảo vệ lãnh thổ Mỹ thông qua siết chặt các quy định nhập cư.

- Thúc đẩy và bảo vệ sự thịnh vượng của nước Mỹ bằng cách gây sức ép, đòi thương mại công bằng với Trung Quốc và các nước khác

- Duy trì hòa bình thông qua sức mạnh quân sự

- Tăng cường tầm ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới

Và dù bất chấp các tín hiệu cho thấy ông Trump muốn có mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với những người đồng cấp Nga và Trung Quốc, chiến lược mới này xác định Bắc Kinh và Mátxcơva là các đối thủ chính trị có ý đồ thách thức sức mạnh, an ninh và thịnh vượng của Mỹ, bên cạnh các mối đe dọa khác là các chế độ mà Washington cho là độc tài trong khu vực và những kẻ khủng bố thánh chiến.

Trong đó, Mỹ nhận định Nga là một nhân tố tiêu cực trên trường quốc tế và Washington coi Mátxcơva là một đối thủ.

Sự chỉ trích nhằm vào Nga, thể hiện trong Chiến lược An ninh Quốc gia được hình thành từ quan điểm chính sách đối ngoại "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Trump, phản ánh quan điểm lâu dài của giới ngoại giao Mỹ, trong đó cho rằng Mátxcơva đang tích cực làm suy yếu những lợi ích của Washington cả ở trong và ngoài nước. 

Tuy nhiên, chiến lược được công bố ngày 19-12 không đề cập trực tiếp đến cáo buộc về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ cũng xác định Nga và Trung Quốc là "các cường quốc xét lại" trong bối cảnh Mátxcơva và Bắc Kinh "nỗ lực thay đổi nguyên trạng". 

"Trung Quốc và Nga muốn định hình một thế giới đối chọi với các giá trị và lợi ích của Mỹ. Trung Quốc muốn thay thế Mỹ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, mở rộng tầm với của mô hình kinh tế do nhà nước quản lý của họ, và thiết lập lại trật tự trong khu vực theo hướng có lợi cho nước này... Nga muốn khôi phục vị thế cường quốc lớn và thiết lập tầm ảnh hưởng gần các đường biên giới của họ".

Theo một đoạn trích do Nhà Trắng công bố, chiến lược của Tổng thống Trump phản ánh những ưu tiên trong chủ thuyết "Nước Mỹ trên hết", đó là bảo vệ nước Mỹ và các đường biên giới, tái thiết quân đội, triển khai sức mạnh ra bên ngoài và theo đuổi các chính sách thương mại có lợi hơn cho Mỹ.

Một số nhà quan sát nhận định chiến lược cũng cho thấy quan điểm thiên về chủ nghĩa hiện thực của ông Trump khi cho rằng quyền lực và ảnh hưởng là sự cạnh tranh, rằng nước Mỹ phải "duy trì hòa bình bằng sức mạnh" và bảo vệ các lợi ích của nước Mỹ.

Việc chọn tòa nhà được đặt theo tên của cố tổng thống Mỹ Ronald Reagan để công bố chiến lược an ninh quốc gia mới rõ ràng là một thông điệp đầy ý nghĩa của chính quyền Trump.

Chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của Mỹ được công bố vào năm 1987, dưới thời Tổng thống Reagan, người đã "đưa nước Mỹ bước vào kỷ nguyên của sự tự tin", theo lời Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R McMaster. Chiến lược an ninh quốc gia mới của Tổng thống Trump, một lần nữa sẽ "khơi dậy sự tự tin chiến lược đó".

Chiến lược an ninh quốc gia có vai trò quan trọng trong việc định hình các chính sách tương lai của nước Mỹ. Nó được xem như kim chỉ nam cho mỗi quá trình ra quyết định chính sách, từ việc dính líu vào các cuộc chiến đến luật quốc gia.

                                                                  Theo báo Tuổi trẻ

Các tin khác


Đại hội thành lập Liên hiệp Hội người Việt tại Đức

Ngày 3/12, tại hội trường Nhà Văn hóa Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở thủ đô Berlin, Đại hội thành lập Liên hiệp hội người Việt tại CHLB Đức đã diễn ra với sự tham gia của nhiều khách mời và trên 300 đại biểu, đại diện cho hơn 80 tổ chức, hội đoàn người Việt, nhân sĩ, trí thức đang sinh sống và làm việc tại 16 bang trong cả nước Đức. Đây là dấu mốc mới mang ý nghĩa quan trọng khẳng định tình đoàn kết và sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Đức.

Sự thay đổi với vai trò địa chính trị của châu Âu

Cách tiếp cận của EU đối với Ukraine cho thấy vai trò địa chính trị của châu Âu. Nhưng cuộc xung đột ở Gaza đang bộc lộ sự sụp đổ vị thế trên của EU.

Biên giới Ukraine - Ba Lan tiếp tục bị phong tỏa

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, hãng Ukrinform ngày 2/12 đưa tin, lực lượng biên phòng Ukraine cho biết tình trạng phong tỏa ở khu vực biên giới với Ba Lan vẫn đang xảy ra.

Tiếp tục kêu gọi hành động khẩn cấp và hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo nhiều nước tiếp tục kêu gọi hành động khẩn trương và tăng cường hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu.

Tác động của xung đột ở Gaza với mối quan hệ Nga - Israel

Quan hệ xấu đi giữa Nga và Israel có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của Nga là một cường quốc đóng vai trò trung gian hòa giải ở Trung Đông.

Armenia và Azerbaijan tiến hành đàm phán phân định biên giới

Ngày 30/11, Armenia và Azerbaijan đã nối lại các cuộc đàm phán về biên giới chung, sau một thời gian đình trệ kể từ khi Baku giành lại khu vực Nagorny-Karabakh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục