AFP đưa tin, việc Mỹ rút quân khỏi Syria sẽ cho Thổ Nhĩ Kỳ nhiều sự tự do hơn trong chiến dịch nhằm vào các đối tác người Kurd của Washington. Song các nhà phân tích hoài nghi về khả năng "diệt trừ" tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng của Ankara.


Xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai tại khu vực Hassa, gần Hatay, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 28/1/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)


Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 25/12 khẳng định: "Chúng tôi có sức mạnh để tự vô hiệu hóa (IS)."

Tuy nhiên, mục tiêu chính của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Syria thật ra là nhằm vào lực lượng dân quân Các đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), vốn được Mỹ huấn luyện để dẫn đầu cuộc chiến chống IS.

Thổ Nhĩ Kỳ kịch liệt phản đối một thực thể Kurd tại biên giới bởi lo ngại rằng thực thể này sẽ làm gia tăng tham vọng ly khai của tộc người Kurd thiểu số tại Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng YPG là một nhánh "khủng bố" tại Syria của Đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Ông Nicholas Heras, một nhà phân tích thuộc Trung tâm Vì một nền an ninh Mỹ mới, nhận định: "(Tổng thống) Erdogan là một nạn nhân của chính mình trong việc thuyết phục thành công (Tổng thống Mỹ Donald) Trump về ý tưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng đảm đương vô thời hạn sứ mệnh chống IS tại Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện không có một lực lượng nổi dậy tại Syria đủ lớn, đủ kinh nghiệm hay đủ tính chính đáng để kiểm soát Đông Syria, và sẽ cần rất nhiều tháng, thậm chí với sự hỗ trợ của Mỹ, để Thổ Nhĩ Kỳ tập hợp một lực lượng như vậy."

Trong khi đó, chuyên gia về Syria Fabrice Balanche đánh giá: "IS gần với thành phố Boukamal, cách Thổ Nhĩ Kỳ hơn 400km, Thổ Nhĩ Kỳ không có khả năng để đi xa tới vậy. Quân đội Syria và các lực lượng dân quân theo dòng Hồi giáo Shi'ite tại Iraq sẽ đảm nhận khu vực này sau khi Mỹ rút quân. Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí không thể loại trừ Hayat Tahrir Al-Sham (HTS), tức al-Qaeda, ra khỏi biên giới nước này tại Idlib, tôi không hiểu bằng cách nào Thổ Nhĩ Kỳ có thể loại bỏ IS với sự trợ giúp của lực lượng dân quân Arab."

Theo ông Balanche, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có thể "ngăn chặn" sự trỗi dậy của IS bằng cách đóng cửa biên giới với Syria đối với các tay súng Hồi giáo và tiến hành các chiến dịch như tại vùng al-Bab ở miền Bắc Syria hồi năm 2016.

Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đối ngoại đặt tại Istanbul, ông Sinan Ulgen nhận định khoảng cách giữa các thành trì cuối cùng của IS và biên giới Thổ Nhĩ Kỳ là một "vấn đề thực sự" cho công tác hậu cần.

Ông khẳng định: "Thật sự không rõ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm cách nào để điều phối một chiến dịch quân sự tại vùng lãnh thổ thù địch từ một khoảng cách xa biên giới như vậy."

Trong khi đó, bà Lina Khatib, Giám đốc Chương trình Trung Đông và Bắc Phi thuộc Viện nghiên cứu Chatham House đặt tại London, cho rằng Tổng thống Erdogan đã đưa ra các đảm bảo với người đồng cấp Trump về khả năng tiêu diệt IS mà không có một "kế hoạch" để thực hiện điều này./.

Theo Việt Nam Plus

 


Các tin khác


Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục