Mỹ đã nhất trí trả 1,95 tỷ USD để đảm bảo được mua 100 triệu liều vắcxin có khả năng phòng virus SARS-CoV-2, do do công ty Pfizer phối hợp với công ty công nghệ sinh học BionTech của Đức bào chế.
Chính phủ Mỹ đã nhất trí trả 1,95 tỷ USD để đảm bảo được mua 100 triệu liều vắcxin có khả năng phòng virus SARS-CoV-2, do công ty dược phẩm Mỹ Pfizer phối hợp với công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức bào chế.
Thông cáo chung của Bộ Y tế và dịch vụ con người cùng Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết thỏa thuận giữa hai bên cũng cho phép Chính phủ Mỹ "mua thêm 500 triệu liều" khác. Trước đó, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nhất trí chi hàng tỷ USD để phát triển và mua các loại vắcxin tiềm năng phòng COVID-19. Chính phủ Mỹ đã khởi động một chương trình chung giữa hai bộ trên nhằm thúc đẩy việc bào chế vắcxin, thuốc điều trị cũng như việc chẩn đoán bệnh.
Hơn 150 vắcxin sử dụng các công nghệ khác nhau hiện đang được phát triển trên toàn cầu, trong đó khoảng 12 loại đã được thử nghiệm lâm sàng. Các chính phủ đã ký nhiều thỏa thuận với các hãng dược phẩm nhằm đảm bảo nguồn cung của các loại vắcxin tiềm năng. vắcxin của Pfizer và BioNTech nằm trong số các loại sẽ được đưa ra thử nghiệm trên diện rộng. vắcxin này đã chứng tỏ đầy hứa hẹn trong các nghiên cứu quy mô nhỏ giai đoạn đầu trên người.
Pfizer sẽ phân phối vắcxin nếu sản phẩm này nhận được Quyền Sử dụng khẩn cấp hoặc được cấp phép của Cục Dược phẩm và thực phẩm Mỹ, sau khi hoàn tất các bước chứng minh độ an toàn và tính hiệu quả trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3 trên diện rộng. Các công ty trên bày tỏ hy vọng sẵn sàng xin cấp phép vào đầu tháng 10 tới nếu các nghiên cứu thành công.
Pfizer và BioNTech hy vọng đến cuối năm 2020 có thể sản xuất 100 triệu liều trên toàn cầu và có thể hơn 1,3 tỷ liều đến cuối năm 2021./.
Theo TTXVN
Sự thúc đẩy kinh tế "xanh” của Mỹ và chính quyền các tiểu bang đang biến rác thành kho báu.
Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.
Những công ty phương Tây muốn rút khỏi Nga phải đối mặt với nhiều rào cản, có khi phải nhận được sự chấp thuận của chính Tổng thống Putin.
Ngày 27/5, Cơ quan quản lý thiên tai của Pakistan cho biết có ít nhất 11 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương do tuyết lở khi các thành viên của một bộ lạc du mục đi qua một vùng núi ở phía Bắc nước này.
Tối 27/5, người dân Israel đã tiếp tục đổ ra đường phố Tel Aviv trong tuần biểu tình thứ 21 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, vài ngày sau khi Quốc hội Israel đã thông qua ngân sách nhà nước.
Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.