Ngày 3/1, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về cách tiếp cận phối hợp trước tình hình dịch Covid-19 đang thay đổi.


Lực lượng an ninh Pháp kiểm tra chứng nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 của hành khách tại sân bay Napoleon Bonaparte ở Ajaccio, đảo Corsica thuộc Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sau cuộc họp của của Ủy ban An ninh y tế EU, người phát ngôn của EC xác nhận, hầu hết các quốc gia thành viên EU ủng hộ yêu cầu du khách đến từ Trung Quốc đại lục phải xét nghiệm Covid-19 trước khi khởi hành.

Theo người phát ngôn của EC, các biện pháp này sẽ tập trung vào những chuyến bay và sân bay phù hợp và được phối hợp triển khai để bảo đảm hiệu quả.

EC đã chuẩn bị đề xuất một số biện pháp như giám sát nước thải đối với máy bay tới từ Trung Quốc để truy vết Covid-19, tăng cường giám sát, phân tích trình tự gene, đẩy mạnh công tác xét nghiệm và tiêm phòng tại EU.

Các biện pháp này sẽ được điều chỉnh và thông qua dựa trên đóng góp ý kiến của các nước thành viên. Dự kiến các cuộc thảo luận về các biện pháp sẽ tiếp tục diễn ra vào chiều 4/1.

Hiện một số nước EU trong đó có Pháp, Tây Ban Nha, Italia đã áp dụng yêu cầu xét nghiệm đối với khách nhập cảnh từ Trung Quốc.

Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, Australia cũng đã quyết định tăng cường kiểm soát biên giới đối với du khách đến từ Trung Quốc, trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 gia tăng ở Trung Quốc sau khi nước này quyết định chuyển sang hướng sống chung với dịch bệnh từ ngày 7/12/2022 sau 3 năm đóng cửa biên giới, áp đặt cơ chế phong tỏa nghiêm ngặt và xét nghiệm quy mô lớn liên tục.

Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani khẳng định, chính sách xét nghiệm Covid-19 đối với tất cả những du khách từ Trung Quốc là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe của người dân.

Trong thông báo mới nhất, Bộ Y tế Áo cũng nêu rõ kể từ tuần tới, nước này sẽ kiểm tra mẫu nước thải của máy bay từ Trung Quốc và tại làng Hallstatt - điểm đến hàng đầu của khách du lịch Trung Quốc.

Trước đó, Áo đã áp dụng biện pháp tương tự với thành phố Vienna và Salzburg trong khuôn khổ chương trình quốc gia vào đầu năm ngoái. Bộ này cho biết việc kiểm tra những khu vực khách Trung Quốc hay lui tới sẽ giúp phát hiện các biến thể mới, kể cả khi du khách Trung Quốc không bay trực tiếp đến Áo.

Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý các sân bay châu Âu (ACI Europe) ngày 2/1 cho rằng, quy định bắt buộc xét nghiệm Covid-19 đối với du khách đến từ Trung Quốc là không hợp lý về mặt khoa học.

ACI Europe khuyến nghị các quốc gia nên tập trung vào việc tăng cường giải trình tự bộ gene để xác định nguy cơ bùng phát các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và giám sát các biến thể này.

Trung Quốc dự kiến sẽ mở lại biên giới và dỡ bỏ các biện pháp kiểm dịch đối với du khách nước ngoài vào ngày 8/1 tới. Bắc Kinh cũng cho biết du lịch nước ngoài cho công dân Trung Quốc sẽ được nối lại "một cách có trật tự”.

Phản ứng trước việc nhiều quốc gia phương Tây áp đặt các hạn chế nhập cảnh đối với du khách Trung Quốc, Bắc Kinh nhấn mạnh các biện pháp này là "không thể chấp nhận", cho rằng việc này thiếu cơ sở khoa học, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh có thể thực hiện các biện pháp trả đũa.

TheoNhanDan



Các tin khác


EU thông qua ''hiến chương điện mặt trời''

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.

Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục