Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban bố tình trạng khẩn cấp đối với bang California sau khi các cơn bão tấn công bang này trong suốt 1 tuần qua khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn ngôi nhà, cũng như doanh nghiệp bị mất điện.



Bão đổ bộ gây mưa lớn tại San Rafael, bang California, Mỹ ngày 4/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Nhà Trắng, việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang (FEMA) triển khai các nỗ lực cứu trợ thiên tai và huy động các nguồn lực khẩn cấp. 

Hồi tuần trước, hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây gió giật mạnh làm lật nhiều xe tải, ngập lụt nhiều tuyến đường tại các thị trấn nhỏ dọc theo khu vực bờ biển phía Bắc California và gây bão phá hủy một bến tàu ở Santa Cruz. Đến tuần này, mưa lớn tiếp tục trút xuống khu vực bang California trong ngày 9/1 gây nguy cơ lũ lụt, thậm chí lượng mưa dự báo còn cao hơn trong những ngày tới. Theo Cơ quan Khí tượng quốc gia Mỹ (NWS), dự báo 2 đợt mưa lớn và tuyết rơi dày ở khu vực miền núi sẽ tác động đến California trong vài ngày tới kết hợp với các cơn lốc xoáy mạnh hơn và nhiều ẩm hơn đang chuẩn bị tấn công bang này.

Dự kiến, mưa sẽ tiếp diễn trong ngày 10/1, lan xuống khu vực phía Nam khô hạn hơn của bang California, trong khi vùng núi Sierra Nevada có thể bị tuyết phù dày tới 1,8m. NWS cảnh báo trong những ngày tới, mực nước có thể dâng nhanh, nguy cơ sạt lở đất và lũ lụt nghiêm trọng, nhất là những khu vực địa hình yếu và gần những nơi đã chìm trong nước trong những ngày gần đây. 

Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết 12 người đã thiệt mạng trong 10 ngày qua do thời tiết khắc nghiệt. Khoảng 120.000 người vẫn chưa có điện sinh hoạt trở lại trong ngày 9/1. Nhà chức trách địa phương đã yêu cầu người dân nhiều khu vực thuộc khu định cư ven biển Montecito nằm ở phía Tây Bắc Los Angeles phải đi sơ tán trong ngày 9/1. Hồi tuần trước, ông đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở bang California và ngày 8/1 ông đã đề nghị Tổng thống Biden ban bố tình trạng khẩn cấp đối với bang này.  

Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra như đốt nhiên liệu hóa thạch không được kiểm soát, đã làm gia tăng những hiện tượng thời tiết bất thường, làm cho tình trạng ẩm ướt và khô hạn trở nên trầm trọng hơn.


                                TheoBaotintuc

Các tin khác


Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục