Tại Khóa họp 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA), ngày 26/9, các nhà lãnh đạo toàn cầu đã thông qua tuyên bố chính trị nhằm giải quyết các mối đe dọa của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).


Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo Liên hợp quốc (LHQ), AMR là "sát thủ vô hình”, trực tiếp cướp đi sinh mạng của 1,3 triệu người và là yếu tố góp phần gây ra 5 triệu ca tử vong khác mỗi năm. Tại cuộc họp cấp cao UNGA, các nhà lãnh đạo toàn cầu cam kết thực hiện một loạt mục tiêu và hành động cụ thể, trong đó có việc giảm 10% trong tổng số 4,95 triệu ca tử vong ước tính mỗi năm liên quan đến AMR vào năm 2030. Tuyên bố kêu gọi nguồn tài trợ quốc gia bền vững, cũng như cung cấp 100 triệu USD cho các quỹ đầu tư nhằm đạt được mục tiêu ít nhất 60% số nước tài trợ cho các kế hoạch hành động quốc gia về AMR vào năm 2030.

UNGA còn đặt ra mục tiêu tham vọng hơn là ít nhất 70% thuốc kháng sinh sử dụng cho sức khỏe con người trên toàn cầu phải thuộc nhóm thuốc kháng sinh tiếp cận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có tác dụng phụ tương đối tối thiểu và khả năng gây AMR thấp hơn.

Tuyên bố cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải ngăn ngừa và giải quyết tình trạng thải thuốc kháng khuẩn ra môi trường, đồng thời kêu gọi tăng cường nghiên cứu và hiểu rõ các khía cạnh môi trường của AMR, cũng như thúc đẩy hành động để giải quyết các nguồn gốc chính gây ô nhiễm thuốc kháng khuẩn.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tuyên bố bao gồm những cam kết quan trọng và nếu biến thành hành động, việc này sẽ giúp theo dõi AMR, làm chậm quá trình AMR, cũng như thúc đẩy sự phát triển của những loại thuốc mới.

AMR xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và kí sinh trùng thay đổi theo thời gian và không còn đáp ứng với thuốc, làm cho bệnh nhiễm trùng khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và có thể gây tử vong.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Tổng thống Mỹ cảnh báo nguy cơ ''''chiến tranh toàn diện'''' ở Trung Đông

Ngày 24/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo nguy cơ "chiến tranh toàn diện" ở Trung Đông và kêu gọi các nhà lãnh đạo tìm giải pháp ngoại giao ở cả Liban và Gaza.

Ngoại trưởng Anh: Xung đột Ukraine có thể kéo dài ít nhất 2 năm nữa

Ngoại trưởng Anh David Lammy cảnh báo những thách thức của cuộc khủng hoảng Ukraine có khả năng sẽ trở nên "sâu đậm và khắc nghiệt hơn” trong những năm tới.

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Hội nghị liên quan lần thứ 56 thành công tốt đẹp

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, chiều tối 22/8 tại thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra cuộc họp báo để thông báo về kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Hội nghị liên quan lần thứ 56 được tổ chức từ ngày 16 - 22/9 đã thành công tốt đẹp.

Các lãnh đạo nước ngoài thăm dò quan điểm của hai ứng viên Tổng thống Mỹ

Một số nhà lãnh đạo thế giới tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) diễn ra trong tuần này đang tìm cách "nắm bắt” cơ hội để thăm dò nhà lãnh đạo tiếp theo của Mỹ cũng như hướng đi tiếp theo về chính sách đối ngoại của quốc gia này.

Thủ tướng Liban hủy dự Đại hội đồng Liên hợp quốc sau vụ không kích của Israel

Ngày 21/9, Thủ tướng Liban, ông Najib Mikati thông báo đã hủy chuyến đi đến Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) và lên án "những vụ thảm sát kinh hoàng" sau các cuộc không kích của Israel.

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật tăng cường bảo vệ các ứng cử viên Tổng thống

Hạ viện Mỹ ngày 20/9 đã nhất trí thông qua một dự luật nhằm tăng cường sự bảo vệ của Cơ quan Mật vụ nước này đối với các ứng cử viên Tổng thống sau 2 vụ mưu sát nhằm vào ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục