Công ty OZ Minerals trong một đợt khoan thăm dò tại Okvau

Công ty OZ Minerals trong một đợt khoan thăm dò tại Okvau

Chính quyền Campuchia vừa chính thức công bố phát hiện mỏ vàng khổng lồ giáp giới Việt Nam.

Ngày 24.5, chính quyền Campuchia mở cuộc họp báo công bố việc Công ty khai khoáng OZ Minerals của Úc đã phát hiện một mỏ quặng vàng có trữ lượng 8,1 triệu tấn, theo hãng tin Reuters. Nguồn dự trữ vàng khổng lồ này nằm ở khu vực Okvau, tỉnh Mondulkiri phía đông bắc Campuchia, giáp giới khu vực Tây Nguyên của Việt Nam. Đây là một tỉnh miền núi, nhiều rừng rậm và có dân cư thưa thớt nằm cách thủ đô Phnom Penh 521 km.

Sok Leng, người đứng đầu Cơ quan Tài nguyên khoáng sản của Bộ Công nghiệp - Khai thác mỏ - Năng lượng của Campuchia, cho biết lượng quặng này với độ tinh khiết khoảng 2,3 gram vàng/tấn có thể chiết xuất thành 605.000 ounce vàng nguyên chất, tức 500.000 lượng. Đây có thể là phát hiện lớn nhất kể từ khi Campuchia bắt đầu thăm dò khoáng sản 17 năm trước, theo ông Sok Leng. “Chúng tôi đã tiến hành thăm dò, nghiên cứu và đã đạt được kết quả vô cùng to lớn”, hãng tin AFP dẫn lời ông. Ngoài ra, người ta cũng đã phát hiện nhiều loại khoáng sản khác như quặng sắt và đồng trên lãnh thổ Campuchia.

Cả chính quyền Phnom Penh lẫn OZ Minerals vẫn chưa công bố thời điểm chính xác của phát hiện này nhưng thông tin về mỏ vàng 8,1 triệu tấn đã xuất hiện trên truyền thông Campuchia và các tờ báo chuyên ngành từ đầu năm. Theo tờ Phnom Penh Post, từ hồi tháng 3, OZ Minerals đã xác định mỏ vàng tại Mondulkiri có thể cho ra 605.000 ounce vàng thành phẩm. Để đi đến phát hiện này, công ty Úc đã tiến hành khoan thăm dò trong dự án liên kết O Anlong tại Okvau từ năm 2006. Việc khám phá ra mỏ vàng 8,1 triệu tấn khuyến khích công ty tiếp tục khoan thăm dò trong phạm vi 3 km ở Okvau từ tháng 4.2010. Phnom Penh Post dẫn thông cáo từ OZ Minerals cho hay. Hồi tháng 3.2010, một công ty khai khoáng khác của Úc là Southern Gold cũng thông báo tìm thấy dấu hiện của mỏ vàng và bạc trong lần khoan đầu tiên trong năm nay tại huyện Snoul, tỉnh Kratie nằm ngay cạnh Mondulkiri.

Tuy tiềm năng là rất lớn nhưng do điều kiện cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật còn khó khăn nên hầu như Campuchia chưa thể tận dụng nguồn khoáng sản của mình. Reuters dẫn lời đại diện chính phủ khẳng định chưa thu được lợi nhuận từ ngành khai khoáng, mặc dù đã có ít nhất 60 công ty trong và ngoài nước đang cất công tìm kiếm các nguồn khoáng sản ở đây, trong đó có các đơn vị của Úc, Việt Nam, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy vậy, Phnom Penh Post dẫn một thông cáo của chính phủ tại một hội nghị đầu tư hồi tháng 4 cho hay tiền thuê quyền khai thác mỏ, thuế và các khoản thu khác cũng mang về cho đất nước 1,48 triệu USD trong năm 2009. Ông Sok Leng nói mỗi công ty trả 15 USD trên 1 km2  trong một năm để được quyền tìm kiếm và khai thác các mỏ quặng khổng lồ còn nằm sâu trong lòng đất. Mức phí này sẽ tăng lên theo thời gian.

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục