Thủ đô Cai-rô (Ai Cập) bên bờ sông Nin

Thủ đô Cai-rô (Ai Cập) bên bờ sông Nin

Bốn nước vùng thượng nguồn sông Nin gồm Tan-da-ni-a, Ru-an-đa, U-gan-đa và Ê-ti-ô-pi-a vừa ký hiệp định mới về chia sẻ nguồn nước sông Nin bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của hai nước ở hạ nguồn gồm Ai Cập và Xu-đăng. Sự việc này khiến dư luận lo ngại xảy ra một cuộc tranh chấp khốc liệt trước nguy cơ nguồn nước trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt.

 
Với hơn 6.600 km chạy từ hồ Vích-to-ri-a tới Ðịa Trung Hải, sông Nin là con sông dài nhất ở châu Phi, đem lại nguồn năng lượng và nguồn nước sống còn đối với chín quốc gia. Theo hiệp ước ký thời thuộc địa năm 1929 giữa Anh và Ai Cập, Ai Cập chiếm đa số trong quyền sử dụng nguồn nước sông Nin (khoảng 75%) và Xu-đăng (khoảng 11%), phần  còn lại chia cho bảy nước khác trong lưu vực sông Nin. Theo đó, Ai Cập có quyền sử dụng khoảng 55,5 tỷ m3 nước/năm, Xu-đăng được 18,5 tỷ m3/năm. Hiệp định này còn trao cho Cai-rô quyền phủ quyết toàn bộ hoạt động hoặc dự án của các nước có nguy cơ gây ảnh hưởng lượng nước và dòng chảy con sông. Các nước khác phải xin phép Ai Cập và Xu-đăng trước khi muốn thực hiện các dự án phát triển lớn trên con sông này. Trong khi đó, áp lực dân số cùng với nhu cầu phát triển, các nước ở thượng nguồn muốn sử dụng sông Nin cho các dự án phát triển. Họ cho rằng, Hiệp ước ký năm 1929 và được sửa đổi năm 1959 không còn phù hợp với tình hình mới và muốn thay thế bằng một hiệp ước khác.


Các nước lưu vực sông Nin đã phải mất mười năm đàm phán về chia sẻ nguồn nước mà chưa giải quyết được những bất đồng để có thể đưa ra dự thảo một hiệp ước mới về sử dụng nguồn nước sông Nin. Tất cả các nước đã nhất trí về một hiệp định khung, song không thể tìm được điểm chung về một điều khoản mà theo đó sẽ làm giảm quyền và lợi ích của Ai Cập và Xu-đăng. Hai nước này vẫn muốn duy trì tình trạng cũ về quyền sử dụng nhiều nhất đối với nguồn nước sông Nin. Ai Cập phụ thuộc phần lớn vào dòng sông Nin và đây là vấn đề an ninh quốc gia, trong khi cho rằng các quốc gia còn lại có những nguồn nước khác. Tuy nhiên, Bộ trưởng phụ trách Nước và Thủy lợi Tan-da-ni-a M.Mơ-oan-đô-xi-a cho rằng, nguồn nước sông Nin đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, trong khi trên thực tế không phải tất cả đều được hưởng nguồn lợi. Các nước ở thượng nguồn rất có nhu cầu làm thủy điện và thủy lợi khi hạn hán xảy ra triền miên, gây ảnh hưởng cuộc sống của hàng chục triệu người. Bộ trưởng phụ trách về vấn đề nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Nin cho rằng, các nước trong khu vực cần đàm phán chia sẻ công bằng nguồn lợi từ sông Nin, tránh xung đột. Tuy nhiên họ cũng thất vọng khi cuộc họp của các nước lưu vực sông Nin tháng 5 vừa qua thiếu sự tham gia của đại diện Ai Cập và


Xu-đăng. Bốn nước ký hiệp ước mới lần này nói rằng họ không thể kiên nhẫn hơn nữa sau mười năm đàm phán. Các nước khác gồm Kê-ni-a, CHDC Công-gô và Bu-run-đi bật đèn xanh ủng hộ hiệp ước này và đang xem xét có thể ký hiệp ước trong những tháng tới. Theo thỏa thuận khung, Sáng kiến lưu vực sông Nin sẽ chuyển thành Ủy ban lưu vực sông Nin, một cơ quan thường trực  quản lý nguồn nước sông Nin, trong đó sẽ phân chia công bằng việc sử dụng nguồn nước. Các nước muốn thực hiện  các dự án dọc bờ sông Nin phải trình lên Ủy ban này để xin phê chuẩn, thay vì phải xin ý kiến Ai Cập như hiệp ước trước đây. Các nước còn lại sẽ có thời gian một năm để ký hiệp ước.


Bộ trưởng Nước và Môi trường U-gan-đa M.Mu-ta-gam-ba cho biết, sau thời gian một năm, việc ký hiệp ước sẽ kết thúc và nếu Ai Cập hay Xu-đăng chưa ký hiệp ước mới này họ sẽ không tham gia Ủy ban lưu vực sông Nin và trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận của hai nước này về một hiệp ước mới sẽ phải tìm kiếm sự trung gian của cộng đồng quốc tế.


Hơn 300 triệu người dân ở lưu vực sông Nin hiện sống phụ thuộc nguồn nước con sông này và đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên khoảng 500 triệu người, gây áp lực lên sông Nin cũng đang ngày càng cạn đi bởi sự thay đổi khí hậu trái đất. Theo các nhà phân tích, nếu các nước lưu vực sông Nin không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề chia sẻ nguồn lợi từ sông Nin có nguy cơ dẫn đến các cuộc tranh chấp nguồn nước khốc liệt chẳng kém gì các cuộc xung đột tranh giành nguồn dầu mỏ.
 
 
                                                                                           Theo ND

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục