Tháng 5.2010, Uỷ ban phát triển kinh tế Abu Dhabi tiêu huỷ 11.263 sản phẩm hàng giả, hàng nhái bao gồm 5129 mặt hàng điện tử, điện thoại di động, 3022 hàng quần áo, 2700 hàng mỹ phẩm và hơn 400 tút thuốc lá.

Giám đốc ban Bảo vệ thương mại Ahmad Taresh cho biết đây mới chỉ là sự bắt đầu cho hàng loạt chiến dịch thẳng tay chống hàng giả, hàng nhái của Abu Dhabi trong năm 2010 nhằm đẩy lùi tệ nạn này.

Tháng 9.2009, cơ quan chức năng Pháp và Ý đưa ra những hình phạt nặng tay đối với nạn hàng giả, hàng nhái. Theo đó, không chỉ người sản xuất, người bán mà cả người mua hàng nhái, hàng giả cũng bị phạt, kể cả khách du lịch. Các luật sư Anh khuyến cáo người Anh đến du lịch tại Pháp, nếu mua quần áo, kính mát, túi xách, đồng hồ, dây thắt lưng là hàng nhái có thể sẽ bị phạt 300 nghìn euro hoặc 3 năm tù giam. Trong một số trường hợp, hải quan cửa khẩu Pháp cho phép du khách tiếp tục chuyến đi và sẽ xử phạt khi họ làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay. Trong khi đó, khách du lịch mua hàng giả tại Ý có thể bị phạt 10 nghìn euro.

Pháp là một nước khá mạnh tay trong việc chống hàng giả, hàng nhái. Vào tháng 6.2008, tòa án tại Pháp không ngần ngại ra phán quyết buộc eBay - một website mua bán trực tiếp hàng đầu thế giới - bồi thường cho hãng kinh doanh hàng cao cấp Louis Vuitton 40 triệu euro vì đã cho phép khách hàng thực hiện các cuộc đấu giá trực tuyến một số sản phẩm nhái hàng hoá của hãng này.

Hiện Liên minh Châu Âu (EU) đã thành lập bộ phận giám sát chống hàng giả nhằm thu thập các số liệu đầy đủ hơn và phổ biến các thủ thuật về cách phát hiện hàng giả. EU, Mỹ và Nhật Bản cùng các quốc gia khác cũng đang thảo luận về một hiệp ước mới, gọi là Hiệp định Thương mại chống hàng giả (ACTA) nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát quốc tế đối với hàng giả và hàng vi phạm bản quyền. Hiệp định này có thể sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.

Theo ước tính của Phòng Thương mại Mỹ, mỗi một đôla đầu tư vào việc chống hàng giả thì chính phủ thu thêm được 5 đôla tiền thuế. Do đó, luật pháp Mỹ rất nghiêm khắc với mọi hình thức làm hàng giả, hàng nhái như sao chép phần mềm máy tính, đĩa CD, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, bộ phận máy bay và quần áo thời trang giả hiệu.... Những người vi phạm có thể bị phạt tù tới 12 năm và/hoặc nộp mức tiền phạt lên tới 250 nghìn USD.

Đặc biệt, Mỹ xử nặng đối với hành vi bán hàng nhái các sản phẩm đã được bảo hộ bản quyền mà không xin phép. Những người vi phạm lần đầu có thể đối mặt với án tù 10 năm và mức phạt 2 triệu USD. Những người vi phạm lần hai bị tù 20 năm và chịu mức phạt 5 triệu USD. Theo luật của Mỹ, người mua hàng nhái, hàng giả là người có hành vi “ủng hộ nền kinh tế tội phạm” và việc họ bán lại đồ nhái, đồ giả đã mua bị coi là vị phạm luật pháp.

Theo quy định của luật pháp Nam Phi, nếu buôn bán hàng hoá giả, vi phạm bản quyền thương hiệu sẽ bị phạt ba năm tù giam hoặc phải nộp phạt 700USD. Từ đầu năm 2010 đến nay, chỉ tính riêng các hoạt động sản xuất, tàng trữ, buôn bán vi phạm bản quyền thương hiệu FIFA World Cup sắp diễn ra ở Nam Phi, toà án nước này đã xét xử, truy tố gần 100 vụ.

Tháng 7.2009, Uỷ ban Truyền thông quốc gia Đài Loan ra quy định xử phạt cả người bán và người mua di động Trung Quốc bắt chước các nhãn hiệu nổi tiếng bằng án phạt tiền lên tới 300 nghìn đôla Đài Loan (khoảng 9.055USD).

                                                                                  Theo Báo Laodong

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục